Tổ chức muốn tiến hành hoạt động thăm dò khảo cổ thì trong hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò gồm những gì?
Tổ chức muốn tiến hành hoạt động thăm dò khảo cổ thì phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL, có quy định về điều kiện để các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ như sau:
Điều kiện để các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ
1. Tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ được quy định tại Điều 19 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá (sau đây gọi là Nghị định số 92/2002/NĐ-CP) và Điều 12 Nghị định số 86/2005/NĐ-CP.
2. Người chủ trì việc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Di sản văn hoá.
3. Có giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn tiến hành hoạt động thăm dò khảo cổ thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức có chức năng thăm dò theo quy định.
- Người chủ trì việc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có đủ các điều kiện theo quy định
- Có giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
Cấp phép thăm dò (Hình từ Internet)
Tổ chức muốn tiến hành hoạt động thăm dò khảo cổ thì trong hồ sơ đề nghị cấp phép thăm đồ gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL được sửa đổi bởi điểm 2 khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL, có quy định về thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai quạt khảo cổ như sau:
Thủ tục và hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ
1. Tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ tới Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm
a) Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ (mẫu Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quy chế này) của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ.
Trường hợp tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ mời tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ thì tổ chức chủ trì phải có văn bản báo cáo nêu rõ tên của tổ chức, cá nhân đó và những tài liệu giới thiệu về chương trình hợp tác của các bên tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ;
b) Văn bản thỏa thuận đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm thăm dò, khai quật khảo cổ đối với trường hợp tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ không phải là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc không phải là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Sơ đồ vị trí địa điểm thăm dò, khai quật khảo cổ tỉ lệ 1:500, trong đó thể hiện rõ vị trí, diện tích các khu vực thăm dò, khai quật khảo cổ;
d) Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp thăm dò, khai quật khảo cổ (nếu có).
Trường hợp tổ chức phối hợp thăm dò, khai quật khảo cổ mời tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ thì tổ chức phối hợp phải có văn bản báo cáo tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ. Căn cứ ý kiến thỏa thuận của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ sẽ xem xét, quyết định;
đ) Trong trường hợp cần thiết, nếu việc thăm dò, khai quật tại các địa điểm có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử của đất nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ yêu cầu tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ đệ trình kế hoạch thăm dò, khai quật khảo cổ và các tài liệu liên quan để xem xét trước khi cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không cấp giấy phép sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn tiến hành hoạt động thăm dò khảo cổ thì trong hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò gồm:
- Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ (mẫu Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quy chế này) của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ.
- Văn bản thỏa thuận đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm thăm dò, khai quật khảo cổ đối với trường hợp tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ không phải là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc không phải là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sơ đồ vị trí địa điểm thăm dò, khai quật khảo cổ tỉ lệ 1:500, trong đó thể hiện rõ vị trí, diện tích các khu vực thăm dò, khai quật khảo cổ
- Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp thăm dò, khai quật khảo cổ (nếu có).
- Trong trường hợp cần thiết, nếu việc thăm dò, khai quật tại các địa điểm có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử của đất nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ yêu cầu tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ đệ trình kế hoạch thăm dò, khai quật khảo cổ và các tài liệu liên quan để xem xét trước khi cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ
Tổ chức phải có trách nhiệm như thế nào khi muốn tiến hành hoạt động thăm dò khảo cổ?
Căn cứ tại Điều 15 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL, có quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thăm dò, khai quật khảo cổ như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thăm dò, khai quật khảo cổ
1. Thực hiện việc thăm dò, khai quật khảo cổ đúng với nội dung ghi trong giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ. Trong trường hợp thay đổi tổ chức hoặc người chủ trì khai quật, thời gian khai quật và điều chỉnh diện tích khai quật thì tổ chức được cấp giấy phép phải có văn bản đề nghị và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
2. Thực hiện đúng quy trình khai quật khảo cổ quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
3. Tổ chức được cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ và người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng báo cáo sơ bộ và hồ sơ khai quật khảo cổ.
4. Thu giữ, bảo quản và bàn giao đầy đủ di vật khảo cổ thu thập được và hồ sơ khai quật khảo cổ cho cơ quan được giao trách nhiệm bảo quản, gìn giữ di vật ghi trong giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
5. Tuyên truyền để nhân dân địa phương nơi có địa điểm khảo cổ hiểu về ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa và ý thức trách nhiệm tham gia bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương.
6. Bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên nơi khai quật khảo cổ.
7. Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng Văn hóa và Thông tin và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, xử lý hiện vật phục vụ việc nghiên cứu, phát huy giá trị lâu dài tại bảo tàng hoặc địa điểm khảo cổ.
8. Không công bố và phổ biến những kết luận về địa điểm khai quật khi chưa có sự thoả thuận bằng văn bản của Cục Di sản văn hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn tiến hành hoạt động thăm dò khảo cổ thì có những trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?