Tổ chức làm mất giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì có được cấp lại không?
- Tổ chức làm mất giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì có được cấp lại không?
- Tổ chức bị mất giấy chứng nhận xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đề nghị cấp lại giấy chứng nhận thì hồ sơ đề nghị như thế nào?
- Trình tự thủ tục cấp lại giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được thực hiện như thế nào?
- Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ như thế nào?
Tổ chức làm mất giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì có được cấp lại không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, có quy định về trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận hành nghề như sau:
Trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề
1. Giấy chứng nhận hành nghề được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề;
b) Có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề;
c) Hết hạn.
…
Theo quy định trên thì giấy chứng nhận nhận hành nghề được cấp lại khi bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề.
Như vậy, thì tổ chức làm mất giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vẫn được cấp lại.
Tổ chức làm mất giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì có được cấp lại không? (Hình từ Internet)
Tổ chức bị mất giấy chứng nhận xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đề nghị cấp lại giấy chứng nhận thì hồ sơ đề nghị như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, có quy định về trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận hành nghề như sau:
Trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề
…
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề đối với các trường hợp tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi tên của tổ chức hành nghề (đối với trường hợp thay đổi tên).
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức bị mất giấy chứng nhận xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đề nghị cấp lại giấy chứng nhận thì chỉ cần nộp đơn đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Trình tự thủ tục cấp lại giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, có quy định về trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận hành nghề như sau:
Trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề
…
4. Trình tự, thủ tục cấp lại
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này: căn cứ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này: trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự thủ tục cấp lại giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được thực hiện như sau: Căn cứ hồ sơ thì Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;
Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
1. Khi thực hiện hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tại địa phương thì phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Theo đó tại khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
…
2. Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và duy trì các điều kiện quy định tại Điều 37 của Luật này trong quá trình hoạt động;
b) Chỉ được thực hiện dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đúng quy định trong Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
c) Thực hiện việc xử lý theo chỉ định và chịu sự giám sát của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp phải xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ;
d) Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xử lý và sức khỏe cộng đồng;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
e) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
g) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ như sau:
- Khi thực hiện hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tại địa phương thì phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và duy trì các điều kiện quy định.
- Chỉ được thực hiện dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đúng quy định trong Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Thực hiện việc xử lý theo chỉ định và chịu sự giám sát của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp phải xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ;
- Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xử lý và sức khỏe cộng đồng;
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;;
- Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
- Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?