Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ thay đổi đối tác nước ngoài có cần phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước không?
- Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ thay đổi đối tác nước ngoài có cần phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước không?
- Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ có nhu cầu thay đổi đối tác nước ngoài thì nộp hồ sơ đến đâu?
- Ai có thẩm quyền chấp thuận thay đổi đối tác nước ngoài của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ?
Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ thay đổi đối tác nước ngoài có cần phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước không?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2015/TT-NHNN có quy định như sau:
Các trường hợp thay đổi, bổ sung
1. Các trường hợp thay đổi, bổ sung liên quan đến các nội dung sau phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước:
a) Đối với tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên, địa chỉ tổ chức kinh tế;
(ii) Thay đổi, bổ sung đối tác nước ngoài;
b) Đối với tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ;
(ii) Bổ sung tổ chức tín dụng được phép ủy quyền đại lý chi, trả ngoại tệ;
c) Đối với tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên, địa chỉ tổ chức kinh tế;
(ii) Bổ sung tổ chức tín dụng được phép ủy quyền đại lý chi, trả ngoại tệ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ thay đổi đối tác nước ngoài thì phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ có nhu cầu thay đổi đối tác nước ngoài thì nộp hồ sơ đến đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 34/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 24/2022/TT-NHNN như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có nhu cầu thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ (hoặc thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý) gửi 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ có nhu cầu thay đổi đối tác nước ngoài thì nộp 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Ai có thẩm quyền chấp thuận thay đổi đối tác nước ngoài của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2015/TT-NHNN có quy định như sau:
Thẩm quyền chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) có trách nhiệm:
a) Chấp thuận hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
b) Chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
c) Thu hồi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
d) Thu hồi văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính có trách nhiệm:
a) Chấp thuận hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ;
b) Chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ;
c) Thu hồi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ;
d) Thu hồi văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
3. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ (bao gồm trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; đại lý chi, trả ngoại tệ), không phải làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính có trách nhiệm chấp thuận thay đổi đối tác nước ngoài của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?