Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC khi thuộc những trường hợp nào?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC khi thuộc những trường hợp nào?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được ký kết hợp đồng BCC với nhà đầu tư trong nước không?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải cung cấp phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh trong hợp đồng BCC không?
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC khi thuộc những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế thuộc những trường hợp sau:
(1) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
(2) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
(3) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC khi thuộc những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được ký kết hợp đồng BCC với nhà đầu tư trong nước không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Theo đó, hợp đồng BCC chỉ được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau.
Do đó, đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì không được phép ký hợp đồng với nhà đầu tư trong nước.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải cung cấp phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh trong hợp đồng BCC không?
Căn cứ theo quy định tại khoản điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
...
Theo đó, mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh của các bên là một trong những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng khi tham gia ký kết hợp đồng BCC.
Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải cung cấp thông tin về phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh trong hợp đồng BCC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?