Tổ chức không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật sẽ bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Hàng hóa bị móp méo do quá trình vận chuyển có bị xem là hàng hóa có khuyết tật không? Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật trên thị trường thuộc về ai? Tổ chức không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật bị phạt tối đa bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh Tiến đến từ Huế.

Hàng hóa bị móp méo do quá trình vận chuyển có bị xem là hàng hóa có khuyết tật không?

Căn cứ Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;
c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
...

Theo đó, hàng hóa bị móp méo do quá trình vận chuyển bị xem là hàng hóa có khuyết tật nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:

- Hàng hóa bị móp méo do quá trình vận chuyển là hàng hóa đơn lẻ, số lượng ít.

- Hàng hóa bị móp méo do quá trình vận chuyển không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng.

Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật

Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật (hình từ Internet)

Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật trên thị trường thuộc về ai?

Căn cứ Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:

Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:
a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
đ) Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;
4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.

Theo quy định này, tùy thuộc vào nguồn gốc của hàng hóa để truy cứu trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật trên thị trường, cụ thể:

- Nếu xác định được tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa thì trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật sẽ thuộc về cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa đó.

- Trường hợp là hàng hóa nhập khẩu thì cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa sẽ có trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật.

Tổ chức không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 57 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định;
b) Không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Chiếu theo quy định này, cá nhân không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến tối đa 30.000.000 đồng.

Lưu ý mức xử phạt này chỉ áp dụng trong trường hợp cá nhân không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật.

Đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, tổ chức không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật còn bị buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đã sản xuất hoặc nhập khẩu.

Hàng hóa có khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hàng hóa có khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào thực hiện các biện pháp cần thiết để ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định?
Pháp luật
Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật nhưng người tiêu dùng không trả mà vẫn sử dụng dẫn đến thiệt hại thì đơn vị sản xuất có phải bồi thường không?
Pháp luật
Xác định cụ thể nhóm hàng hóa có khuyết tật dựa trên những căn cứ nào? Việc xác định hàng hóa có khuyết tật thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa có khuyết tật nhóm B là hàng hóa như thế nào? Cá nhân kinh doanh phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật nhóm B?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hàng hóa có khuyết tật nhóm B có phải là hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng?
Pháp luật
Hàng hóa khuyết tật là hàng hóa như thế nào? Hàng hóa có khả năng gây thiệt hại tài sản được phân loại là hàng hóa khuyết tật nhóm mấy?
Pháp luật
Mẫu báo cáo thực hiện và mẫu báo cáo kết quả thực hiện chương trình thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện chương trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật là mẫu nào? Thời hạn gửi báo cáo là bao lâu?
Pháp luật
Hàng hóa có khuyết tật được phân thành mấy nhóm? Dựa vào đâu để xác định nhóm hàng hóa có khuyết tật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa có khuyết tật
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,479 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa có khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa có khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào