Tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra thì bị xử phạt thế nào?
- Tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra thì bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra không?
- Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý bằng những giải pháp nào?
Tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng như sau:
Vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra;
b) Không khai báo chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động sản xuất, sản xuất thử, chế biến, thăm dò, khai thác quặng, khoáng sản;
c) Không khai báo nguồn phóng xạ đã qua sử dụng sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày không sử dụng nguồn phóng xạ;
d) Không khai báo mỗi khi tiếp nhận chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng khi vận hành kho xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, hoạt động dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
...
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
...
Theo đó, tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Chất thải phóng xạ (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 12.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức này.
Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý bằng những giải pháp nào?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Năng lượng nguyên tử 2008, được bổ sung bởi khoản 6 Điều 15 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 về xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng như sau:
Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
1. Tổ chức, cá nhân có chất thải phóng xạ phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh;
b) Tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý;
c) Có phương án phân loại và xử lý chất thải phóng xạ.
2. Chất thải phóng xạ được xử lý bằng các giải pháp sau đây:
a) Lưu giữ để phân rã đối với chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn;
b) Chôn cất chất thải phóng xạ, nếu việc chôn cất không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường;
c) Chuyển chất thải phóng xạ về dạng ít gây nguy hiểm cho con người, môi trường;
d) Lưu giữ tạm thời trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh chờ xử lý nếu không thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhiên liệu hạt nhân phải có phương án xử lý, lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh.
4. Tổ chức, cá nhân phải khai báo chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra.
5. Tổ chức, cá nhân phải xin cấp giấy phép thực hiện dịch vụ lưu giữ chất thải phóng xạ.
6. Tổ chức, cá nhân chỉ được chôn cất chất thải phóng xạ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, báo cáo tình trạng chôn cất và lập bản đồ địa điểm chôn cất gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
7. Nhà nước đầu tư xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia.
8. Việc phân loại, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và việc lựa chọn địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, lựa chọn địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
8a. Địa điểm kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ được xác định trong quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch vùng và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về năng lượng nguyên tử.
9. Bộ Xây dựng phê duyệt địa điểm kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ theo quy hoạch đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, chất thải phóng xạ được xử lý bằng những giải pháp sau:
+ Lưu giữ để phân rã đối với chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn.
+ Chôn cất chất thải phóng xạ, nếu việc chôn cất không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường.
+ Chuyển chất thải phóng xạ về dạng ít gây nguy hiểm cho con người, môi trường;
+ Lưu giữ tạm thời trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh chờ xử lý nếu không thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?