Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải có trách nhiệm chỉ dẫn về vùng bảo hộ lấy nước sinh hoạt không?

Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải có trách nhiệm chỉ dẫn về vùng bảo hộ lấy nước sinh hoạt không? Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt có cần phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước không?

Tổ chức có quyền khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt hay không?

Tổ chức có quyền khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:

Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, giao thông thuỷ, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ và các mục đích khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
d) Được dẫn nước chảy qua bất động sản liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
...

Như vậy, tổ chức sẽ được quyền khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt và các mục đích khác theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải có trách nhiệm chỉ dẫn về khu vực lấy nước sinh hoạt không?

Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải có trách nhiệm chỉ dẫn về khu vực lấy nước sinh hoạt không? (Hình từ Internet)

Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải có trách nhiệm chỉ dẫn về vùng bảo hộ lấy nước sinh hoạt không?

Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải có trách nhiệm chỉ dẫn về vùng bảo hộ lấy nước sinh hoạt không, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:

Khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước, có phương án cấp nước dự phòng, phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước và các sự cố khác theo quy định của pháp luật về cấp nước bảo đảm cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước;
b) Chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và kiểm soát, theo dõi các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
c) Thực hiện quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước và quan trắc, giám sát tự động liên tục, định kỳ chất lượng nguồn nước khai thác theo quy định tại Điều 51 của Luật này và kết nối, truyền dữ liệu về Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
2. Kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt. Việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phải bảo đảm không cản trở việc khai thác nước của tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác tài nguyên nước trong vùng phục vụ cấp nước.
...

Như vậy, tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải có trách nhiệm chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và kiểm soát, theo dõi các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt có cần phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước không?

Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt có cần phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước không, căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:

Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan và các mục đích khác phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước tương ứng với loại nguồn nước khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này; trường hợp khai thác nước dưới đất còn phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất trước khi xây dựng công trình.
2. Giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm:
a) Giấy phép khai thác nước mặt;
b) Giấy phép khai thác nước dưới đất;
c) Giấy phép khai thác nước biển.
...

Theo đó, tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt và các mục đích khác cần phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước tương ứng với loại nguồn nước khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023.

Lưu ý: Trường hợp khai thác nước dưới đất còn phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất trước khi xây dựng công trình.

Các loại Giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm:

+ Giấy phép khai thác nước mặt;

+ Giấy phép khai thác nước dưới đất;

+ Giấy phép khai thác nước biển.

Giấy phép khai thác tài nguyên nước Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Giấy phép khai thác tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước thuộc về ai? Khi nào phải lấy ý kiến về tác động của công trình khai thác nước?
Pháp luật
Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải có trách nhiệm chỉ dẫn về vùng bảo hộ lấy nước sinh hoạt không?
Pháp luật
Khai thác nước biển để sử dụng cho sản xuất muối có cần xin cấp phép khai thác tài nguyên nước không?
Pháp luật
Giấy phép khai thác tài nguyên nước được cấp dựa trên căn cứ gì theo quy định của Luật Tài nguyên nước mới?
Pháp luật
Giấy phép khai thác tài nguyên nước bị thu hồi trong trường hợp nào? Có bao nhiêu loại Giấy phép khai thác tài nguyên nước?
Pháp luật
Nội dung chính của giấy phép khai thác tài nguyên nước là gì? Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước là bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép khai thác tài nguyên nước
178 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép khai thác tài nguyên nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép khai thác tài nguyên nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào