Tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản phải làm gì để bảo vệ môi trường? Những khu vực nào không được phép thực hiện hoạt động khoáng sản?
Tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Khoáng sản 2010 thì tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cần phải thực hiện những việc sau đây để bảo vệ môi trường:
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, khi hoạt động khai thác khoáng sản còn phải đáp ứng những điều kiện bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường sau đây:
+ Thu gom, xử lý nước thải theo quy định;
+ Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;
+ Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;
+ Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về khoáng sản;
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này.
Khai thác khoáng sản
Những khu vực nào không được phép hoạt động khoáng sản?
Theo Điều 28 Luật Khoáng sản 2010 thì hiện nay có 02 loại khu vực không được hoạt động khoáng sản là khu vực cấm hoạt động khoáng sản và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cụ thể như sau:
(1) Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
- Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;
- Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;
- Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.
(2) Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định khi có một trong các yêu cầu sau đây:
- Yêu cầu về quốc phòng, an ninh;
- Bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản;
- Phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.
Khi hoạt động khai thác khoáng sản cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Khoáng sản 2010 quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
An toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố.
4. Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả sự cố về an toàn lao động.
6. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản thì cần phải tuân thủ những yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?