Tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn phải đảm bảo các yêu cầu về hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ thế nào?

Các tổ chức rà phá bom mìn phải gửi cho ai các loại thông tin báo cáo về công tác điều tra khảo sát, rà phá bom mìn? Tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn phải đảm bảo các yêu cầu về hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ thế nào? - Câu hỏi của anh Nguyên (Hà Nội)

Các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên lãnh thổ Việt Nam phải làm gì để đảm bảo việc thu thập, quản lý, lưu trữ dữ liệu?

Căn cứ Mục 4.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP về Rà phá bom mìn vật nổ có quy định như sau:

Quản lý thông tin
4.3.1. Yêu cầu chung
4.3.1.1. Các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên lãnh thổ Việt Nam phải tổ chức hệ thống quản lý thông tin khắc phục hậu quả bom mìn đảm bảo việc thu thập, quản lý, lưu trữ dữ liệu chính xác và đầy đủ trong các hoạt động của mình và báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước và VNMAC đúng quy định và theo yêu cầu một cách kịp thời.
4.3.1.2. Nội dung thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin
- Thông tin dữ liệu bản đồ số về các khu vực nghi ngờ ô nhiễm, khu vực ô nhiễm BMVN, khu vực đã được ĐT, KS, RPBM trên toàn quốc;
- Thông tin về kế hoạch thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ KPHQBM của cơ quan, tổ chức;
- Thông tin về kết quả do các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh thực hiện;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng.
- Thông tin về nhu cầu RPBM, hỗ trợ nạn nhân và tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân của các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư;
- Thông tin về các tổ chức tham gia các hoạt động KPHQBM sau chiến tranh tại Việt Nam;
- Thông tin về hoạt động QLCL các chương trình, dự án, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM; tuyên truyền và hỗ trợ nạn nhân bom mìn;
- Thông tin cập nhật về các sự cố bom mìn;
- Báo cáo thẩm định và chứng chỉ năng lực hoạt động của các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam được lưu trữ và nhập vào hệ thống quản lý dữ liệu BMVN quốc gia.
4.3.1.3. Hình thức lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin
Tất cả các thông tin cần lưu trữ, báo cáo, cung cấp quy định tại Phụ lục III Thông tư số 195/2019/TT-BQP dưới dạng văn bản và file điện tử (bản đồ khu vực ở dạng shape file, bảng excel, pdf, jpeg...).
...
4.3.1.4.2. Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện phải báo cáo thông tin về Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh gồm:
- Thông tin phát hiện BMVN do cộng đồng thông báo;
- Báo cáo sự cố bom mìn trong cộng đồng;
- Báo cáo về hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn trên địa bàn;
- Báo cáo về nạn nhân bom mìn;
- Báo cáo về các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn như phục hồi chức năng, chăm sóc y tế, hỗ trợ sinh kế tái hòa nhập cộng đồng.
4.3.1.4.3. Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Thực hiện việc kiểm tra, xác nhận, tổng hợp thông tin KPHQBM trên địa bàn và báo cáo theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 195/2019/TT-BQP;
- Hàng năm phải kiểm tra, báo cáo tình trạng sử dụng đất đai đã được RPBM trên địa bàn, báo cáo về VNMAC trong kỳ báo cáo cuối năm.
4.3.1.4.4. Chủ đầu tư/chủ dự án có trách nhiệm thu thập, lưu trữ, xử lý và báo cáo về VNMAC các thông tin sau:
- Thông tin về kế hoạch thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn thuộc phạm vi quản lý;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục, nhiệm vụ ĐT, KS, RPBM.

Theo đó, các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên lãnh thổ Việt Nam phải tổ chức hệ thống quản lý thông tin khắc phục hậu quả bom mìn đảm bảo việc thu thập, quản lý, lưu trữ dữ liệu chính xác và đầy đủ trong các hoạt động của mình và báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước và VNMAC đúng quy định và theo yêu cầu một cách kịp thời.

hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn

Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn (Hình từ Internet)

Các tổ chức rà phá bom mìn phải gửi cho ai các loại báo cáo về công tác điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn?

Tại Mục 4.3.1.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP về Rà phá bom mìn vật nổ quy định cụ thể như sau:

Tổ chức rà phá bom mìn theo định kỳ (ngày 15 tháng cuối quý) và khi kết thúc dự án phải gửi cho Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh (hoặc cơ quan điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn cấp tỉnh) nơi triển khai dự án, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn, Bộ Tư lệnh Công binh và Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia/VNMAC các loại thông tin/báo cáo sau đây:

- Thông tin về các dự án, hạng mục, nhiệm vụ được mở mới;

- Thông tin về sự thay đổi, điều chỉnh các dự án, hạng mục, nhiệm vụ đang thực hiện;

- Kết quả thực hiện các dự án, hạng mục, nhiệm vụ trong quý;

- Kết quả thực hiện theo từng dự án, hạng mục, nhiệm vụ đã hoàn thành trong quý (nếu có);

- Báo cáo tai nạn, sự cố BMVN có liên quan.

Tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn phải đảm bảo các yêu cầu về hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ thế nào?

Theo Mục 4.3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP có quy định về các yêu cầu về hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ của tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn như sau:

- Đảm bảo xây dựng và thực hiện các chính sách, tiêu chuẩn và quy định cho việc quản lý thông tin. Các chính sách, tiêu chuẩn và quy định này phải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia khác có liên quan.

- Xác định rõ ràng vai trò của cá nhân và cơ quan phụ trách hệ thống quản lý thông tin trong tổ chức và đảm bảo rằng cơ quan phụ trách hệ thống quản lý thông tin có quyền truy cập thông tin của các bên liên quan trong nội bộ.

- Xây dựng các quy định về bảo mật thông tin, bảo vệ thiết bị thông tin. Tất cả những người sử dụng thông tin đều phải được phổ biến và ký cam kết bảo mật trước khi họ được phép truy cập vào bất kỳ thành phần nào của hệ thống quản lý thông tin.

- Cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý thông tin nội bộ phải có đủ dữ liệu để theo dõi, đánh giá và cải tiến liên tục các quy trình quản lý và thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn.

- Dữ liệu được thu thập, lưu trữ và báo cáo phải được QLCL, có độ tin cậy cao đáp ứng nhu cầu nội bộ của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu thông tin của các bên liên quan.

- Cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý thông tin phải đáp ứng tối thiểu các năng lực sau:

+ Truy cập, nhập dữ liệu;

+ Kiểm soát chất lượng thông tin;

+ Sử dụng thành thạo, quản lý và cải tiến các quy trình và phần mềm quản lý thông tin;

+ Phân tích dữ liệu/GIS;

+ Quản trị hệ thống;

+ Có chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ chuyên môn về hoạt động KPHQBM.

- Hệ thống máy tính và thiết bị được sử dụng trong hệ thống quản lý thông tin phải đáp ứng ít nhất các thông số kỹ thuật tối thiểu của phần mềm quản lý thông tin và GIS được sử dụng và các yêu cầu sau:

+ Phải phù hợp với công suất và nhiệm vụ của hệ thống;

+ Có đủ dung lượng để lưu trữ dữ liệu của tổ chức;

+ Hệ điều hành được cập nhật;

+ Phần mềm được cấp phép và có các hệ thống ngoại vi thích hợp như máy in và máy quét;

+ Được kết nối với các đường truyền và phương tiện thông tin như internet, email.

Khắc phục hậu quả bom mìn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ được thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi đến đâu?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-5:2014 về Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh - Phần 5 ra sao?
Pháp luật
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được nhận tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước không?
Pháp luật
Các hoạt động điều tra bom mìn vật nổ có được Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh hỗ trợ chi phí không?
Pháp luật
Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là gì? Quản lý việc cấp chứng chỉ này là trách nhiệm của Bộ nào?
Pháp luật
Rà phá bom mìn vật nổ là gì? Cơ quan, tổ chức nước ngoài có được hoạt động liên quan đến rà phá bom mìn vật nổ trên lãnh thổ Việt Nam không?
Pháp luật
Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm những yêu cầu nào?
Pháp luật
Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh là ai? Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được lấy từ nguồn vốn vay ODA không?
Pháp luật
Chủ trương đầu tư, đầu tư dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc thẩm quyền quyết định của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khắc phục hậu quả bom mìn
889 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khắc phục hậu quả bom mìn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào