Tổ chức hành chính nào giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo Nghị định 39?
Tổ chức hành chính nào giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo Nghị định 39?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức Bộ Tư pháp như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Thanh tra bộ.
8. Văn phòng bộ.
9. Cục Quản lý thi hành án dân sự.
10. Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
11. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý.
12. Cục Hành chính tư pháp.
13. Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước.
14. Cục Bổ trợ tư pháp.
15. Cục Kế hoạch - Tài chính.
16. Cục Công nghệ thông tin.
17. Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
18. Học viện Tư pháp.
19. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
20. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 16 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 17 đến khoản 20 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
...
Như vậy, các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
- Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
- Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
- Vụ Pháp luật quốc tế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Thanh tra bộ.
- Văn phòng bộ.
- Cục Quản lý thi hành án dân sự.
- Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
- Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý.
- Cục Hành chính tư pháp.
- Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước.
- Cục Bổ trợ tư pháp.
- Cục Kế hoạch - Tài chính.
- Cục Công nghệ thông tin.
Tổ chức hành chính nào giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo Nghị định 39? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định về công tác xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp như sau:
- Trình Chính phủ dự thảo chiến lược, đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;
- Lập dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng pháp luật đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết;
- Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghiệp;
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra về công tác xây dựng pháp luật theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định pháp luật; thực hiện công tác hợp tác quốc tế và thông tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật;
- Đề xuất ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Đề xuất gia nhập, tham gia các tổ chức quốc tế; là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức quốc tế về tư pháp và pháp luật mà Việt Nam là thành viên theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Vị trí của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 39/2025/NĐ-CP quy định về vị trí của Bộ Tư pháp như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ.
Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bài cúng đầy tháng bé gái? Bài cúng đầy tháng cho bé trai? Văn khấn đầy tháng ngắn gọn? Đặt họ tên cho con sao cho đúng?
- Lịch thi đấu bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 ngày 6 4 2025? Lịch thi đấu bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 hôm nay?
- Ban Tài chính Kế toán là gì? Ban Tài chính Kế toán giúp việc cho ai? Ban Tài chính Kế toán được tổ chức thành mấy tổ?
- Mẫu viết bài văn tả một người đang làm việc (tả cô giáo đang giảng bài) lớp 5? Dàn ý tả cô giáo đang giảng bài?
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được bảo trì như thế nào? Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tổ chức thực hiện như thế nào?