Tổ chức có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại không?
- Tổ chức có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại không?
- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước có nằm trong nguồn thu ngân sách Nhà nước không?
- Căn cứ để tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với tổ chức khai thác tài nguyên nước mặt bao gồm những gì?
Tổ chức có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại không?
Tổ chức có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 69 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác nước mặt, nước dưới đất phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại;
b) Khai thác nước mặt, nước dưới đất để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, cấp cho nông nghiệp, cấp cho sinh hoạt.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước biển;
b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước 2023;
c) Khai thác tài nguyên nước cho các mục đích tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước 2023.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt, nước dưới đất theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước để cấp cho sinh hoạt của người dân khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Dự án có hạng mục công trình khai thác nước đã được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh theo bảo lãnh Chính phủ;
c) Trong thời gian công trình khai thác nước bị hư hỏng do sự cố bất khả kháng không thể tiếp tục khai thác hoặc phải tạm dừng khai thác.
...
Như vậy, tổ chức khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại sẽ phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Tổ chức có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại không? (Hình từ Internet)
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước có nằm trong nguồn thu ngân sách Nhà nước không?
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước có nằm trong nguồn thu ngân sách Nhà nước không, căn cứ theo khoản 3 Điều 67 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước
1. Thuế tài nguyên và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Các loại phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
3. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
4. Tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ nằm trong nguồn thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước.
Ngoài ra, nguồn thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước còn bao gồm các nguồn thu từ:
- Thuế tài nguyên và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế.
- Các loại phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Căn cứ để tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với tổ chức khai thác tài nguyên nước mặt bao gồm những gì?
Căn cứ để tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với tổ chức khai thác tài nguyên nước bao gồm những gì, căn cứ theo Điều 44 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về việc căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với tổ chức khai thác tài nguyên nước mặt bao gồm:
- Mục đích sử dụng nước, gồm:
+ Sản xuất thủy điện;
+ Kinh doanh, dịch vụ;
+ Sản xuất (bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt);
+ Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
+ Sinh hoạt.
- Loại nguồn nước khai thác nước mặt
- Chất lượng của nguồn nước: được xác định theo phân vùng chất lượng nước hoặc phân vùng chức năng nguồn nước trong các quy hoạch về tài nguyên nước theo pháp luật về quy hoạch hoặc quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch hoặc trong quy hoạch chưa phân vùng thì căn cứ vào chất lượng thực tế của nguồn nước khai thác.
- Điều kiện khai thác:
+ Đối với nước mặt xác định theo khu vực nguồn nước mặt được khai thác;
- Quy mô khai thác:
+ Đối với khai thác nước cho thủy điện được xác định theo hồ sơ thiết kế;
+ Đối với trường hợp khai thác nước cho mục đích khác với quy định tại điểm a khoản này được xác định theo giấy phép khai thác tài nguyên nước và tỷ lệ cấp nước cho các mục đích sử dụng.
- Thời gian tính tiền được xác định trên cơ sở thời điểm bắt đầu vận hành công trình khai thác nước, thời điểm giấy phép bắt đầu có hiệu lực và thời hạn quy định trong giấy phép khai thác tài nguyên nước.
- Lượng nước khai thác (sản lượng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?