Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào?
- Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào?
- Không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản thì có được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản hay không?
- Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ gì?
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 42 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có quyền sau đây:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao đất, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 43 của Luật này, quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo vệ khi tổ chức, cá nhân khác xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình nuôi trồng thủy sản; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật;
c) Được thông báo về tình hình môi trường, dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản;
d) Được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo quy định;
đ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có quyền được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo quy định.
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản thì có được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản hay không?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;
d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
Do đó, nếu không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản thì phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm. Đồng thời phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện còn lại như:
+ Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
+ Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
+ Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;
+ Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
+ Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học.
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Thủy sản 2017 thì tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
- Sử dụng diện tích đất, khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường;
- Sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định;
- Lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi trồng thủy sản do cơ sở cung cấp; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi trồng thủy sản;
- Cập nhật thông tin, báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
- Trả lại đất, khu vực biển nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?