Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ làm lộ thông tin khách hàng thì bị xử lý như thế nào?
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm như thế nào với thông tin của khách hàng?
Căn cứ Điều 6 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm như sau:
- Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;
- Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;
- Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;
- Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;
- Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh để lộ thông tin khách hàng là vi phạm pháp luật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ làm lộ thông tin khách hàng thì bị xử lý như thế nào?
Người kinh doanh không bảo vệ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?
- Căn cứ Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định;
b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;
c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định;
d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định;
đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.
Ngoài ra còn có quy định xử phạt hành chính với các hành vi vi phạm sau:
- Căn cứ tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội Không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng hoặc thông tin cá nhân của người sử dụng và hành vi Không bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bên thứ ba.
- Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi Không đảm bảo bí mật thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng hoặc tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông. Kèm theo hình thức phạt bổ sung quy định tại khoản 8 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Theo quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông. Kèm theo hình thức phạt bổ sung và khắc phụ hậu quả theo quy định tại khoản 8, Khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP là tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Làm lộ thông tin khách hàng có thể bị đi tù?
Việc làm lộ thông tin khách hàng là một việc rất nghiêm trọng đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ. Trường hợp vi phạm việc bảo vệ thông tin khách hàng mà thông tin đó là về tài khoản ngân hàng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Căn cứ Điều 291 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng thì nếu người nào có hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác thì bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu phạm một trong các hành vi sau:
+ Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm một trong các hành vi sau:
+Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;
+Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?