Tổ chức bộ máy của Ban nội chính tỉnh ủy được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Ban nội chính tỉnh ủy là gì?
Ban nội chính tỉnh ủy là cơ quan gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 về Ban nội chính tỉnh ủy như sau:
Ban nội chính
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; cơ quan thường trực ban chỉ đạo cải cách tư pháp và ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của tỉnh ủy.
Như vậy, Ban nội chính tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
+ Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; cơ quan thường trực ban chỉ đạo cải cách tư pháp và ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của tỉnh ủy.
Nhiệm vụ của Ban nội chính tỉnh ủy là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 như sau:
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng phù hợp với địa phương.
b) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, báo cáo tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính ở địa phương, hội luật gia, đoàn luật sư... và một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở tỉnh.
d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các vấn đề đột xuất, nổi cộm, phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn.
đ) Tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến tỉnh ủy; kiến nghị với thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được thường trực tỉnh ủy giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân theo quy định. Chủ trì, phối hợp với văn phòng tỉnh ủy giúp thường trực tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.
e) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Nội chính Trung ương theo quy định.
g) Sơ kết, tổng kết về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng của tỉnh ủy.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Phối hợp với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về lĩnh vực công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các cơ quan nội chính địa phương thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
c) Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
d) Chủ trì hoặc phối hợp các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án có sự chỉ đạo xử lý của ban thường vụ tỉnh ủy và của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy.
đ) Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng cho cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ làm công tác nội chính đảng của các cấp trong đảng bộ tỉnh.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
a) Các đề án, văn bản về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
b) Tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến lĩnh vực nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
2.4. Phối hợp
a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính.
b) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của ban nội chính tỉnh ủy.
c) Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với một số chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, các cấp ủy, cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp thực hiện công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng trình ban thường vụ tỉnh ủy ban hành.
đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
Tổ chức bộ máy của Ban nội chính tỉnh ủy được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức bộ máy của Ban nội chính tỉnh ủy được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 về tổ chức bộ máy và biên chế của Ban nội chính tỉnh ủy như sau:
Ban nội chính
...
Tổ chức bộ máy, biên chế
3.1. Số lượng lãnh đạo ban
Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của ban nội chính tỉnh ủy, như: Phòng theo dõi công tác các cơ quan nội chính và cải cách tư pháp, tiếp nhận và xử lý đơn, thư; phòng theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, theo tình hình thực tế của địa phương, có thể lập thêm phòng khác nhưng không quá 3 phòng; Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 4 phòng.
3.3. Biên chế
Biên chế của ban nội chính tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.
Như vậy, Tổ chức bộ máy của Ban nội chính tỉnh ủy như sau:
- Số lượng lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.
- Các đơn vị trực thuộc: Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của ban nội chính tỉnh ủy, như:
+ Phòng theo dõi công tác các cơ quan nội chính và cải cách tư pháp, tiếp nhận và xử lý đơn, thư;
+ Phòng theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, theo tình hình thực tế của địa phương, có thể lập thêm phòng khác nhưng không quá 3 phòng;
+ Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 4 phòng.
- Biên chế: Ban nội chính tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm thuế GTGT 2% 6 tháng đầu năm 2025 đối với hàng hóa dịch vụ nào theo dự thảo Nghị quyết giảm thuế GTGT?
- Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với bên mời quan tâm trong đấu thầu trực tiếp thực hiện như thế nào?
- Thông tư 22 2024 thay thế thông tư 06/2024/TT-BKHĐT về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng?
- Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động từ ngày 25/12/2024 được quy định thế nào?
- Hứa thưởng là gì? Người hứa thưởng có được rút lại tuyên bố hứa thưởng theo quy định Bộ luật Dân sự?