Tổ chức bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có thể thông báo đến UBND qua thư điện tử không?
- Tổ chức bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có thể thông báo đến UBND qua thư điện tử không?
- Hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên phải trước bao nhiêu ngày?
- UBND cấp xã có trách nhiệm gì trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên?
Tổ chức bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có thể thông báo đến UBND qua thư điện tử không?
Theo Điều 26 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên như sau:
Thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo một trong các cách thức sau:
a) Qua đường bưu điện;
b) Trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Qua thư điện tử kèm chữ ký số hoặc kèm bản scan thông báo có chữ ký và đóng dấu của tổ chức, cá nhân kinh doanh đến địa chỉ thư điện tử đã được Ủy ban nhân dân cấp xã công bố;
d) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp.
Như vậy, tổ chức bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có thể thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thư điện tử kèm chữ ký số hoặc kèm bản scan thông báo có chữ ký và đóng dấu của tổ chức, cá nhân kinh doanh đến địa chỉ thư điện tử đã được Ủy ban nhân dân cấp xã công bố.
Tổ chức bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có thể thông báo đến UBND qua thư điện tử không? (hình từ internet)
Hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên phải trước bao nhiêu ngày?
Theo Điều 26 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên như sau:
Thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên
....
2. Hồ sơ thông báo bao gồm 01 thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã tối thiểu 03 ngày làm việc trước khi thực hiện hoạt động (căn cứ theo ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
4. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động đã được thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã trước đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã thông báo. Việc thông báo sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và theo các quy định tại Điều này.
Như vậy, hồ sơ thông báo phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã tối thiểu 03 ngày làm việc trước khi thực hiện hoạt động
Căn cứ theo ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
UBND cấp xã có trách nhiệm gì trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên?
Theo Điều 27 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên
1. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo đúng nội dung đã thông báo.
2. Lưu giữ hồ sơ thông báo trong thời hạn tối thiểu 02 năm kể từ thời điểm thực hiện hoạt động bán hàng.
3. Công khai đầy đủ nội dung thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng hình thức phù hợp để người tiêu dùng tại địa bàn được biết. Việc công khai được thực hiện trước và trong thời gian thực hiện hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa bàn.
Như vậy, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên được quy định như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo đúng nội dung đã thông báo.
- Lưu giữ hồ sơ thông báo trong thời hạn tối thiểu 02 năm kể từ thời điểm thực hiện hoạt động bán hàng.
- Công khai đầy đủ nội dung thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng hình thức phù hợp để người tiêu dùng tại địa bàn được biết. Việc công khai được thực hiện trước và trong thời gian thực hiện hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa bàn.
Xem thêm: Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thì cần nộp khoản lệ phí là bao nhiêu?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?