Tốc độ tối đa mà các loại xe được chạy khi tham gia giao thông là bao nhiêu? Khoảng cách giữa hai xe khi di chuyển như thế nào là an toàn?
- Xe cơ giới là gì?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư
- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy
- Khoảng cách giữa các xe đang di chuyển như thế nào là an toàn?
Xe cơ giới là gì?
Xe cơ giới theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư
Trừ đường cao tốc thì tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư được quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cụ thể đối với các phương tiện xe cơ giới từ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự thì tốc độ tối đa được quy định như sau:
- Đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h;
- Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư
Trừ đường cao tốc thì tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư được quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cụ thể:
- Đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên:
+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: 90 km/h;
+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc): 80 km/h;
+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông): 70 km/h;
+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc: 60 km/h.
- Đối với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới:
+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: 80 km/h;
+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc): 70 km/h;
+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông): 60 km/h;
+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc: 50 km/h.
Tốc độ tối đa của các xe khi tham gia giao thông
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khác thì tốc độ tối đa cho phép đối với những loại xe này và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là 40 km/h theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Ngoài ra, tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Thông thường, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Khoảng cách giữa các xe đang di chuyển như thế nào là an toàn?
Trong trường hợp có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” thì khi di chuyển ở nơi đó, người điều khiển phương tiện giao thông cần lưu ý giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, khoảng cách này không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn tương ứng với mỗi tốc độ được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Lưu ý: Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
Trong trường hợp trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định khi di chuyển trong điều kiện mặt đường khô ráo theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?