Tình huống sự cố thiên tai được pháp luật quy định như thế nào? Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố thiên tai thì Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm gì?
Tình huống sự cố thiên tai được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tình huống sự cố, thiên tai cơ bản là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra dẫn đến sự cố, tai nạn có nguy cơ đe dọa hoặc gây hậu quả tổn thất về người, phương tiện, tài sản, vật chất và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần thiết phải có các biện pháp kịp thời, thích hợp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Bao gồm:
a) Tai nạn tàu, thuyền trên biển;
b) Sự cố tràn dầu;
c) Sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí;
d) Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;
đ) Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản;
e) Sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc và môi trường;
g) Sự cố động đất, sóng thần;
h) Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng;
i) Tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
k) Sự cố vỡ đê, hồ đập và xả lũ;
l) Sự cố cháy rừng;
m) Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các sự cố khác do thiên tai gây ra.
...
Đối chiếu quy định trên, tình huống sự cố thiên tai cơ bản là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra dẫn đến sự cố, tai nạn có nguy cơ đe dọa hoặc gây hậu quả tổn thất về người, phương tiện, tài sản, vật chất và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần thiết phải có các biện pháp kịp thời, thích hợp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Bao gồm các trường hợp nêu trên.
Do đó, trường hợp bạn thắc mắc sập hầm lò khai thác khoáng sản thuộc tình huống sự cố thiên tai.
Sự cố thiên tai (Hình từ Internet)
Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố thiên tai thì Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động
1. Thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được báo cáo về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cùng cấp để kiểm tra và xử lý.
2. Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra; các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức thuộc quyền và nhân dân, đồng thời báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên theo quy định.
3. Các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm thông tin kịp thời đến tổ chức, cá nhân và nhân dân biết những tin tức liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Theo đó, sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức thuộc quyền và nhân dân, đồng thời báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm Cứu nạn cấp trên theo quy định.
Khi sự cố thiên tai xảy ra thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định xử lý sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:
Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
2. Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.
a) Cơ quan quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với các tình huống sự cố, thiên tai quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
b) Cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với tình huống sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
3. Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động sử dụng ứng phó khi cần thiết; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 10 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và quy định tại các Điều 14, 15 của Nghị định này.
Như vậy, khi sự cố thiên tai xảy ra căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ, hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?