Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là gì? Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được xử lý bằng những biện pháp nào?
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là gì?
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được giải thích tại khoản 14 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là gì? (Hình từ Internet)
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được xử lý bằng những biện pháp nào?
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được xử lý bằng những biện pháp được quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng
...
3. Biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
a) Triển khai ngay phương án phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp về an ninh mạng, ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm nhẹ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
b) Thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thu thập thông tin liên quan; theo dõi, giám sát liên tục đối với tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
d) Phân tích, đánh giá thông tin, dự báo khả năng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
đ) Ngừng cung cấp thông tin mạng tại khu vực cụ thể hoặc ngắt cổng kết nối mạng quốc tế;
e) Bố trí lực lượng, phương tiện ngăn chặn, loại bỏ tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
g) Biện pháp khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
...
Như vậy, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được xử lý bằng những biện pháp sau đây:
- Triển khai ngay phương án phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp về an ninh mạng, ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm nhẹ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
- Thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thu thập thông tin liên quan; theo dõi, giám sát liên tục đối với tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
- Phân tích, đánh giá thông tin, dự báo khả năng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
- Ngừng cung cấp thông tin mạng tại khu vực cụ thể hoặc ngắt cổng kết nối mạng quốc tế;
- Bố trí lực lượng, phương tiện ngăn chặn, loại bỏ tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
- Biện pháp khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có bao gồm phương án phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng không?
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có bao gồm phương án phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 25 Nghị định 53/2022/NĐ-CP như sau:
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương
1. Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng bao gồm:
a) Phương án phòng ngừa, xử lý thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bị đăng tải trên hệ thống thông tin;
b) Phương án phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin;
c) Phương án phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
d) Phương án phòng, chống tấn công mạng;
đ) Phương án phòng, chống khủng bố mạng;
e) Phương án phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
2. Nội dung phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng
a) Các quy định chung;
b) Đánh giá các nguy cơ, sự cố an ninh mạng;
c) Phương án ứng phó, khắc phục đối với một số tình huống cụ thể;
d) Nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức, điều phối, xử lý, ứng phó, khắc phục sự cố;
đ) Huấn luyện, diễn tập, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, khắc phục sự cố;
e) Các giải pháp đảm bảo, tổ chức triển khai phương án, kế hoạch và kinh phí thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?