Tính chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài do đối tượng nào chịu trách nhiệm?
- Tính chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài do đối tượng nào chịu trách nhiệm?
- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động thì Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có chấm dứt hoạt động không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?
Tính chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài do đối tượng nào chịu trách nhiệm?
Căn cứ tại Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh:
Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Hồ sơ 01 bộ, bao gồm:
a) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này;
b) Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định này) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này);
c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
d) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
đ) Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
2. Thương nhân nước ngoài và người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
3. Đối với trường hợp Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý để chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác, hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện chỉ bao gồm các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
Như vậy, tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài do những đối tượng sau chịu trách nhiệm:
- Thương nhân nước ngoài;
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện.
Tính chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài do đối tượng nào chịu trách nhiệm? (Hình từ Internet)
Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động thì Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có chấm dứt hoạt động không?
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh:
Các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
1. Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.
2. Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
3. Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.
4. Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.
5. Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
6. Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.
Như vậy, khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ chấm dứt hoạt động theo quy định.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?
Căn cứ tại Điều 39 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Công Thương:
Trách nhiệm của Bộ Công Thương
1. Quy định về mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; mẫu Giấy phép; mẫu báo cáo của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; mẫu báo cáo của Sở Công Thương, Ban quản lý.
2. Công bố nội dung cam kết của Việt Nam về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trên phạm vi cả nước.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
6. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo thẩm quyền.
Như vậy, Bộ Công Thương có trách nhiệm trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?