Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là gì?
Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là gì?
Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-VPCP như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng “Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ”
Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm để tặng hoặc truy tặng cho tập thể và cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.
Theo đó, tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được quy định như sau:
Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm để tặng hoặc truy tặng cho tập thể và cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, cụ thể:
(1) Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động;
- Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;
- Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở;
- Công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
(2) Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.
(3) Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
- Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;
- Có 02 năm liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
(4) Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.
Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của việc khen thưởng xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là gì?
Mục tiêu của việc khen thưởng xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng là gì?
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
- Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
- Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?