Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ? Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo nguyên tắc nào?
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ gồm những gì?
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
...
5. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;
c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất);
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá);
đ) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá).
Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nhưng phải yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu.
...
Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ gồm:
- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;
- Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;
- Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất);
- Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá);
- Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá).
Lưu ý: Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nhưng phải yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
(1) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu;
Trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung làm hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này thì các nội dung này không phải căn cứ để xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.
(2) Trường hợp nhân sự chủ chốt (trừ nhân sự chủ chốt thực hiện phần công việc tư vấn (E) trong gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay), thiết bị chủ yếu mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu hoặc không chứng minh được khả năng huy động nhân sự (bao gồm cả trường hợp nhân sự đã huy động cho hợp đồng khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này) thì bên mời thầu cho phép nhà thầu bổ sung, thay thế.
Nhà thầu chỉ được bổ sung, thay thế một lần đối với từng vị trí nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu trong một khoảng thời gian phù hợp.
Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu không trung thực thì không được thay thế nhân sự, thiết bị khác, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.
(3) Trường hợp hợp đồng tương tự mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung, thay thế hợp đồng tương tự khác để đánh giá trong một khoảng thời gian phù hợp.
(4) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp.
Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại, nhà thầu bị coi là có hành vi gian lận và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.
(5) Sai khác, đặt điều kiện, bỏ sót nội dung trong hồ sơ dự thầu:
- Sai khác là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; đặt điều kiện là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; bỏ sót nội dung là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
- Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu, tổ chuyên gia có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu;
- Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu, tổ chuyên gia có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong hồ sơ dự thầu liên quan đến các yêu cầu về tài liệu.
Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ yếu tố nào của giá dự thầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại nếu không đáp ứng yêu cầu này của bên mời thầu;
- Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu, tổ chuyên gia điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu; giá dự thầu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ nhằm mục đích so sánh các hồ sơ dự thầu.
(6) Trường hợp nhà thầu không đáp ứng một trong các tiêu chí đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính hoặc hồ sơ dự thầu có nội dung sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại thì không phải tiếp tục đánh giá các tiêu chí khác.
(7) Chủ đầu tư, bên mời thầu không được chấp thuận cho nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này có tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu và các công việc tư vấn này bao gồm:
- Lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế FEED;
- Thẩm định giá;
- Giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định;
- Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu;
- Thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu.
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Đấu thầu 2023 thì phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?