Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Doanh nghiệp siêu nhỏ được hưởng những quyền lợi gì? Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên tiêu chí nào?
Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?
Doanh nghiệp siêu nhỏ (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp siêu nhỏ như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Chiếu theo quy định của pháp luật, công ty bạn đáp ứng các quy định của một doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ bao gồm tiêu chí liên quan đến tổng số lao động tham gia bảo hiểm bình quân năm, doanh thu và vốn đầu tư.
Do đó, doanh nghiệp của bạn sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được hưởng những quyền lợi tiêu biểu nào?
Không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản
Căn cứ khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Như vậy, công ty bạn không buộc phải ban hành nội quy lao động bằng giấy, tuy nhiên các điều khoản liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất phải được đề cập trong hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính về thuế, kế toán đơn giản
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định như sau:
Hỗ trợ thuế, kế toán
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng
Căn cứ Điều 8 Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
1. Các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể tự tổ chức thực hiện công tác kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này.
2. Việc bố trí người làm kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải đảm bảo không vi phạm quy định tại Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
3. Các doanh nghiệp siêu nhỏ được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Danh sách đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được công bố và cập nhật định kỳ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Theo đó, công ty bạn không buộc phải bố trí kế toán trưởng và có thể thuê dịch vụ tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế có bắt buộc phải mớ tài khoản kế toán hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định như sau:
Hỗ trợ thuế, kế toán
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.
Đồng thời căn cứ tại Điều 16 Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định như sau:
Phương pháp kế toán
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán (chỉ ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào khoản mục cần theo dõi mà không cần phản ánh các tài khoản đối ứng) để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,... phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu áp dụng các tài khoản kế toán như các doanh nghiệp nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thì được vận dụng các quy định tại chương II Thông tư này để thực hiện.
Chiếu theo quy định này, công ty của bạn được quyền chọn mở các tài khoản kế toán hoặc không để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,... phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?