Tiêu chí để xem xét đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng có bao gồm tiêu chí về số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu không?
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu có phải là tiêu chí để xem xét đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng không?
- Nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền thì có được bảo hộ hay không?
- Nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh thì có bị coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt?
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu có phải là tiêu chí để xem xét đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng cụ thể như sau:
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Như vậy, các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng bao gồm các tiêu chí nêu trên.
Theo đó, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo là một trong các tiêu chí được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng.
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu có phải là tiêu chí để xem xét đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng không? (Hình từ Internet).
Nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền thì có được bảo hộ hay không?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về căn cứ làm phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
...
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ ngay cả khi chưa đăng ký bảo hộ với cơ quan có thẩm quyền.
Nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh thì có bị coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu cụ thể như sau:
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Theo đó, nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh thì bị coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?