Tiêu chí đánh giá đối với người quản lý và nhân viên khách sạn để xếp hạng, phân loại khách sạn được quy định như thế nào?
Yêu cầu chung khi thực hiện đánh giá khách sạn cụ thể là gì?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng, việc đánh giá khách sạn cần đảm bảo tuân thủ những yêu cầu chung sau đây:
"4. Yêu cầu chung
4.1. Vị trí, kiến trúc
- Thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đảm bảo vệ sinh, an toàn.
- Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện.
- Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý.
4.2. Trang thiết bị tiện nghi
- Trang thiết bị, tiện nghi các khu vực, dịch vụ đảm bảo đầy đủ, hoạt động tốt, chất lượng phù hợp với từng hạng.
- Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo yêu cầu từng khu vực, cung cấp điện 24/24 h, có hệ thống điện dự phòng.
- Hệ thống nước cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy, có hệ thống dự trữ nước, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Hệ thống thông gió hoạt động tốt.
- Hệ thống phương tiện thông tin liên lạc đầy đủ và hoạt động tốt.
- Trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Tủ thuốc và một số loại thuốc sơ cứu còn hạn sử dụng.
- Sơ đồ, biển chỉ dẫn và đèn báo thoát hiểm ở hành lang.
- Các biển chỉ dẫn hướng và chỉ dẫn chức năng (phòng vệ sinh, văn phòng, số tầng, số phòng…).
4.3. Dịch vụ và chất lượng phục vụ
Dịch vụ và chất lượng phục vụ theo quy định đối với từng hạng tương ứng.
4.4. Người quản lý và nhân viên phục vụ
- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công việc và loại hạng khách sạn.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp luật (có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền).
- Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo.
4.5. Bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ
Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ."
Trình độ chuyên môn của người quản lý và nhân viên khách sạn được phân loại cụ thể như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Bảng 1 - Tiêu chí xếp hạng ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên khách sạn được đánh giá, phân loại để xếp hạng khách sạn như sau:
4.1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ | |||||
| a) Người quản lý: - Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành du lịch hoặc có chứng chỉ nghề du lịch quốc gia hoặc qua lớp bồi dưỡng quản lý lưu trú du lịch | a) Người quản lý: - Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành du lịch hoặc có chứng chỉ nghề du lịch quốc gia hoặc qua lớp bồi dưỡng quản lý lưu trú du lịch - 01 năm kinh nghiệm trong nghề | a) Người quản lý: - Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành du lịch, nếu tốt nghiệp cao đẳng ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng quản lý lưu trú du lịch - 02 năm kinh nghiệm trong nghề - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN(3) | a) Người quản lý: - Tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch, nếu tốt nghiệp đại học ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng quản lý lưu trú du lịch - 02 năm kinh nghiệm trong nghề - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN(3) | a) Người quản lý: - Tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch, nếu tốt nghiệp đại ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng quản lý lưu trú du lịch - 03 năm kinh nghiệm trong nghề - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN(3) |
| -
c) Nhân viên phục vụ: - Qua lớp tập huấn nghiệp vụ (trừ trường hợp có văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp)
Nhân viên lễ tân: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 1 KNLNNVN(3) - Sử dụng được tin học văn phòng | b) Trưởng các bộ phận: - Tốt nghiệp sơ cấp nghề (lễ tân, buồng, bàn) trở lên hoặc có chứng chỉ nghề du lịch quốc gia; trường hợp có chứng chỉ sơ cấp nghề khác phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
- 01 năm kinh nghiệm trong nghề. - Sử dụng được tin học văn phòng Trưởng lễ tân: Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 2 KNLNNVN(3) c) Nhân viên phục vụ: - 20 % có chứng chỉ nghề - 80 % qua lớp tập huấn nghiệp vụ
Nhân viên lễ tân: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN(3) - Sử dụng được tin học văn phòng | b) Trưởng các bộ phận: - Tốt nghiệp trung cấp nghề (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) hoặc chứng chỉ nghề quốc gia - 02 năm kinh nghiệm trong nghề - Sử dụng tốt tin học văn phòng
Trưởng nhà hàng: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN(3)
Trưởng lễ tân: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN(3)
c) Nhân viên phục vụ: - 50 % có chứng chỉ nghề - 50 % qua lớp tập huấn nghiệp vụ
Nhân viên nhà hàng: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 2 KNLNNVN(3)
Nhân viên lễ tân: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN(3) - Sử dụng tốt tin học văn phòng | b) Trưởng các bộ phận: - Tốt nghiệp cao đẳng nghề (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) hoặc chứng chỉ nghề quốc gia) - 02 năm kinh nghiệm trong nghề - Sử dụng tốt tin học văn phòng Trưởng nhà hàng: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN(3)
Trưởng lễ tân: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN(3)
c) Nhân viên phục vụ: - 70 % có chứng chỉ nghề - 30 % qua lớp tập huấn nghiệp vụ - Sử dụng được tin học văn phòng (trừ nhân viên buồng và bàn bar) Nhân viên trực tiếp phục vụ khách: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 2 KNLNNVN(3) - Có nhân viên biết 01 ngoại ngữ thông dụng khác tương đương bậc 2 KNLNNVN(3)
Nhân viên lễ tân: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN(3) - Sử dụng tốt tin học văn phòng | b) Trưởng các bộ phận: - Tốt nghiệp cao đẳng nghề (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) hoặc chứng chỉ nghề quốc gia - 03 năm kinh nghiệm trong nghề - Sử dụng tốt tin học văn phòng Trưởng nhà hàng: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN(3) Trưởng lễ tân: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN(3)
c) Nhân viên phục vụ: - 70 % có chứng chỉ nghề - 30 % qua lớp tập huấn nghiệp vụ - Sử dụng được tin học văn phòng (trừ nhân viên buồng và bàn bar) Nhân viên trực tiếp phục vụ khách: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN(3) - Có nhân viên biết 01 ngoại ngữ thông dụng khác tương đương bậc 3 KNLNNVN(3)
Nhân viên lễ tân: - Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN(3) - Sử dụng tốt tin học văn phòng |
Người quản lý và nhân viên khách sạn
Trang phục của người quản lý và nhân viên khách sạn được đánh giá và phân loại như thế nào?
Trang phục của người quản lý và nhân viên khách sạn được đánh giá, phân loại để làm căn cứ xếp hạng khách sạn dựa trên quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 tiểu mục 4.1 Mục 4 Bảng 1 - Tiêu chí xếp hạng ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng cụ thể như sau:
4.2 Trang phục | |||||
| - Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo | - Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo | - Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo - Kiểu dáng đẹp, phù hợp với chức danh và vị trí công việc - Màu sắc hài hoà, thuận tiện | - Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo - Kiểu dáng đẹp, phù hợp với chức danh và vị trí công việc - Màu sắc hài hoà, thuận tiện - Chất liệu tốt, phù hợp với môi trường - Có phong cách riêng của khách sạn | - Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo - Kiểu dáng đẹp, phù hợp với chức danh và vị trí công việc - Màu sắc hài hoà, thuận tiện - Chất liệu tốt, phù hợp với môi trường - Có phong cách riêng của khách sạn - Trang phục làm việc được khách sạn giặt là |
Như vậy, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng quy định cụ thể những yêu cầu chung đối với khách sạn và nội dung đánh giá chi tiết đối với người quản lý và nhân viên khách sạn, cụ thể theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?