Tiếp tục vi phạm hành chính trong thời gian chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý thế nào?
Tiếp tục vi phạm hành chính trong thời gian chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý thế nào?
Tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
"Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương."
Theo quy định trên thì trong thời hạn 10 ngày (hoặc có thể hơn tùy thuộc vào thời hạn ghi trong Quyết định) người vi phạm phải chấp hành Quyết định xử phạt. Không có quy định nếu như hôm trước đã ra Quyết định xử phạt hôm sau tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào.
Và nếu xét đây là trường hợp tái phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì cũng sẽ không phù hợp.
Vì theo quy định tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt.
Tiếp tục vi phạm hành chính trong thời gian chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý thế nào?
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào?
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
..."
Tức là phải xét từ thời điểm họ chấp hành xong quyết định xử phạt họ có tái phạm hay không, nếu không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Còn thực tế như tình huống này thì vẫn chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính nên được xem là tái phạm.
Chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục tái phạm thì thế nào?
Tại khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
"Điều 10. Tình tiết tăng nặng
...
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
..."
Như vậy đối với hành vi vi phạm hành chính tái phạm sẽ được xem là tình tiết tăng nặng, trường hợp này có thể áp dụng một mức xử phạt nặng hơn hoặc căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Ví dụ cụ thể vào trường hợp vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
"Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?