Tiếp nhận thông tin giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu tài trợ khủng bố được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ gì?
- Khi tiếp nhận thông tin và có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ gì?
- Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ trong phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố?
- Bộ Quốc phòng khi tiếp nhận thông tin giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền, tài trợ khủng bố được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Khi tiếp nhận thông tin và có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định về việc phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin khẩn cấp về tài trợ khủng bố như sau:
Phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin khẩn cấp về tài trợ khủng bố
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi tiếp nhận thông tin từ các đối tượng báo cáo và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố có nhiệm vụ:
a) Thu thập, xử lý, phân tích thông tin về giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
b) Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống khủng bố. Trao đổi, cung cấp thông tin hoặc hồ sơ vụ việc nêu trên chậm nhất trong 90 ngày làm việc kể từ ngày chuyển giao thông tin đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thông qua các đơn vị đầu mối để tập trung xử lý theo thẩm quyền như sau:
Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền gửi về Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an.
Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố gửi về Cục An ninh nội địa, Bộ Công an.
Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gửi về Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng.
Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gửi về Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Bộ Quốc phòng.
c) Đối với các thông tin, vụ việc nghi ngờ liên quan đến rửa tiền được chuyển giao đến các cơ quan, đơn vị ngoài Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo sao gửi văn bản chuyển giao các vụ việc này (sẽ không bao gồm hồ sơ đầy đủ về giao dịch đã chuyển cho các đơn vị) về Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an để biết và cập nhật thông tin vào “Trung tâm lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố” thuộc Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố”.
d) Chỉ đạo đơn vị đầu mối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các đơn vị có liên quan trong quá trình cung cấp các thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc đảm bảo kịp thời, chính xác, bí mật.
...
Theo quy định trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi tiếp nhận thông tin từ các đối tượng báo cáo và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố có nhiệm vụ sau:
- Thu thập, xử lý, phân tích thông tin về giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
- Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống khủng bố.
Trao đổi, cung cấp thông tin hoặc hồ sơ vụ việc nêu trên chậm nhất trong 90 ngày làm việc kể từ ngày chuyển giao thông tin đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thông qua các đơn vị đầu mối để tập trung xử lý theo thẩm quyền như sau:
+ Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền gửi về Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an.
+ Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố gửi về Cục An ninh nội địa, Bộ Công an.
+ Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gửi về Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng.
+ Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gửi về Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Bộ Quốc phòng.
- Đối với các thông tin, vụ việc nghi ngờ liên quan đến rửa tiền được chuyển giao đến các cơ quan, đơn vị ngoài Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo sao gửi văn bản chuyển giao các vụ việc này (sẽ không bao gồm hồ sơ đầy đủ về giao dịch đã chuyển cho các đơn vị) về Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an để biết và cập nhật thông tin vào “Trung tâm lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố” thuộc Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố”.
+ Chỉ đạo đơn vị đầu mối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các đơn vị có liên quan trong quá trình cung cấp các thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc đảm bảo kịp thời, chính xác, bí mật.
Phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố (Hình từ Internet)
Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ trong phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin khẩn cấp về tài trợ khủng bố
...
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Thường xuyên rà soát, trao đổi:
Bộ Công an (qua Cục An ninh kinh tế) hoặc Bộ Quốc phòng (các vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng qua Cục Điều tra hình sự) các vụ việc nghi ngờ liên quan đến rửa tiền.
Bộ Công an (qua Cục An ninh nội địa) hoặc Bộ Quốc phòng (các vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng qua Cục Bảo vệ an ninh Quân đội) các vụ việc nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố; các trường hợp có liên quan đến danh sách đen các cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch tài chính nghi vấn liên quan đến hoạt động khủng bố đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để phối hợp trong công tác xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý phối hợp chặt chẽ các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các đơn vị có liên quan trong quá trình cung cấp các thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc đảm bảo kịp thời, chính xác, bí mật.
Như vậy, trong phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố, cơ quan thuộc Chính phủ có các nhiệm vụ được quy định cụ thể trên.
Bộ Quốc phòng khi tiếp nhận thông tin giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền, tài trợ khủng bố được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định thì Bộ Quốc phòng khi tiếp nhận, xử lý các thông tin giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền, tài trợ khủng bố được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo đơn vị đầu mối tiếp nhận, xử lý vụ việc phối hợp chặt chẽ đơn vị chuyển giao vụ việc thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhanh chóng rà soát, xác minh, thu thập thông tin về vụ việc được chuyển giao.
- Chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ được giao trực tiếp xác minh, xử lý triệt để vụ việc được chuyển giao; thường xuyên trao đổi diễn biến, tình hình xử lý vụ việc với đơn vị nghiệp vụ chuyển giao vụ việc thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ định kỳ 04 tháng/lần kể từ ngày được giao tiếp nhận, xử lý vụ việc đến khi có kết quả xử lý, kết luận cuối cùng về vụ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?