Tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương theo các bước như thế nào?
- Phẫu thuật tạo cùng đồ do ai thực hiện? Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tạo cùng đồ khi nào?
- Tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương theo các bước như thế nào?
- Những tai biến nào có thể xảy ra khi phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương? Cách xử trí như thế nào?
Phẫu thuật tạo cùng đồ do ai thực hiện? Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tạo cùng đồ khi nào?
Phẫu thuật tạo cùng đồ là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT TẠO CÙNG ĐỒ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo cùng đồ nhằm điều trị cạn cùng đồ để lắp mắt giả cho bệnh nhân.
II. CHỈ ĐỊNH
Cạn cùng đồ không lắp được mắt giả.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật mi mắt.
- Đốt điện hai cực.
3. Người bệnh
- Vệ sinh mắt trước phẫu thuật.
- Chụp ảnh trước phẫu thuật.
- Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
- Mô tả bằng hình vẽ.
- Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.
Theo quy định trên, phẫu thuật tạo cùng đồ nhằm điều trị cạn cùng đồ để lắp mắt giả cho bệnh nhân.
Phẫu thuật tạo cùng đồ được chỉ định khi bệnh nhân cạn cùng đồ không lắp được mắt giả.
Người thực hiện phẫu thuật tạo cùng đồ là Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương theo các bước như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định về các bước tiến hành như sau:
PHẪU THUẬT TẠO CÙNG ĐỒ
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Cho uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau
- Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, người bệnh không hợp tác.
- Gây tê tại chỗ.
3.2. Kỹ thuật
...
3.2.2. Cố định cùng đồ vào màng xương (cạn cùng đồ dưới do lật mi)
- Gây tê tại chỗ.
- Rạch da mi dưới theo đường song song và cách bờ mi dưới 1mm.
- Phẫu tích cơ vòng mi, cân vách hốc mắt, bộc lộ màng xương và tạo vạt màng xương.
- Khâu cố định bao tenon vào vạt màng xương bằng chỉ prolene 6.0.
- Khâu đóng da bằng chỉ vicryl 6.0.
- Đặt khuôn mắt giả.
- Khâu cò mi nếu cần.
...
Như vậy, các bước tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương (cạn cùng đồ dưới do lật mi) như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật vô cảm như sau:
- Cho uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau
- Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, người bệnh không hợp tác.
- Gây tê tại chỗ.
Phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương (cạn cùng đồ dưới do lật mi) như sau:
- Gây tê tại chỗ.
- Rạch da mi dưới theo đường song song và cách bờ mi dưới 1mm.
- Phẫu tích cơ vòng mi, cân vách hốc mắt, bộc lộ màng xương và tạo vạt màng xương.
- Khâu cố định bao tenon vào vạt màng xương bằng chỉ prolene 6.0.
- Khâu đóng da bằng chỉ vicryl 6.0.
- Đặt khuôn mắt giả.
- Khâu cò mi nếu cần.
Những tai biến nào có thể xảy ra khi phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương? Cách xử trí như thế nào?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định về tai biến và xử trí như sau:
PHẪU THUẬT TẠO CÙNG ĐỒ
...
VI. THEO DÕI
- Người bệnh được khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật
- Đặt mắt giả sau 1 tháng, hoặc phụ thuộc khi nào vết phẫu thuật khô, sạch.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắt nếu cần thiết
- Nhiễm trùng vết phẫu thuật: kháng sinh và vệ sinh vết phẫu thuật hàng ngày.
Theo quy định trên, khi phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật cố định cùng đồ vào màng xương, có thể có các biến chứng sau:
- Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắt nếu cần thiết
- Nhiễm trùng vết phẫu thuật: kháng sinh và vệ sinh vết phẫu thuật hàng ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?