Thuyền phó tàu cá cần đáp ứng tiêu chuẩn gì và phải có chứng chỉ chuyên môn như thế nào? Trước khi tàu rời bến, thuyền phó tàu cá phải làm gì?
Chức trách của thuyền phó tàu cá được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về chức trách thuyền phó tàu cá như sau:
Thuyền phó
1. Chức trách:
Thuyền phó là người tham mưu, giúp việc cho thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành của thuyền trưởng và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, ủy quyền của thuyền trưởng.
...
Theo quy định trên, thuyền phó tàu cá là người tham mưu, giúp việc cho thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành của thuyền trưởng và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, ủy quyền của thuyền trưởng.
Thuyền phó tàu cá (Hình từ Internet)
Trước khi tàu rời bến, thuyền phó tàu cá phải làm gì? Thuyền phó tàu cá có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của thuyền phó như sau:
Thuyền phó
...
2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp tổ chức quản lý khai thác, dịch vụ hậu cần thủy sản, phụ trách duy tu, bảo dưỡng sửa chữa tàu cá và sinh hoạt của thuyền viên trên tàu. Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt hoặc không thể điều hành tàu, thuyền phó thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu; thừa lệnh thuyền trưởng ban hành các mệnh lệnh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của thuyền viên;
b) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, kỹ thuật trong quá trình vận hành và hoạt động khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn lao động, an toàn thực phẩm trên tàu cá;
c) Tổ chức, thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, ngư cụ trên tàu; phụ trách công tác hậu cần, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thuyền viên; đôn đốc việc giữ gìn vệ sinh trên tàu;
d) Trước khi tàu rời bến phải báo cáo cho thuyền trưởng số lượng thuyền viên, tình trạng các trang thiết bị an toàn hàng hải, hệ thống thông tin liên lạc, hải đồ, nhiên liệu, ngư cụ, vật tư, nước ngọt, lương thực, thực phẩm đảm bảo tàu cá hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền trưởng.
Nhiệm vụ của thuyền phó tàu cá được quy định cụ thể tại khoản 2 nêu trên.
Theo đó, trước khi tàu rời bến phải báo cáo cho thuyền trưởng tàu cá số lượng thuyền viên, tình trạng các trang thiết bị an toàn hàng hải, hệ thống thông tin liên lạc, hải đồ, nhiên liệu, ngư cụ, vật tư, nước ngọt, lương thực, thực phẩm đảm bảo tàu cá hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển.
Thuyền phó tàu cá cần đáp ứng tiêu chuẩn gì và phải có chứng chỉ chuyên môn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn đối với thuyền phó tàu cá như sau:
Thuyền phó
...
3. Tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn:
a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;
b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên, thuyền phó tàu cá cần đáp ứng các tiêu chuẩn và phải có chứng chỉ chuyên môn như sau:
- Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;
- Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
Quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng và thợ máy tàu cá
1. Quy định chứng chỉ thuyền viên tàu cá
a) Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, thợ máy tàu cá phải có chứng chỉ các hạng tối thiểu theo nhóm tàu cá như sau:
b) Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng I đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng II và hạng III. Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng II đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng III và thuyền phó tàu cá hạng I.
Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng I đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu cá hạng II và hạng III. Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng II đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu cá hạng III.
Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng I, hạng II, hạng III được đảm nhiệm chức danh thợ máy.
Vì vậy, thuyền phó tàu cá phải có chứng chỉ các hạng tối thiểu theo nhóm tàu cá được quy định tại bảng trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?