Thủy sản được xếp vào loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các điều kiện gì?
Thủy sản được xếp vào loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
3. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng tiêu chí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
4. Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Chiếu theo quy định này, thủy sản được xếp vào loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi loài thủy sản đáp ứng các điều kiện sau:
- Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.
- Chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế - Thủy sản có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa.
- Giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã;
- Có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
- Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I (hình từ Internet)
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I được khai thác trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Loài thuộc Nhóm I được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
...
Theo đó, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I được khai thác thủy sản nhằm một trong các mục đích sau:
- Bảo tồn;
- Nghiên cứu khoa học;
- Nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu;
- Hợp tác quốc tế.
Cá nhân khai thác trái phép loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I sẽ bị xử lý hành chính ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành chính khi cá nhân khai thác trái phép loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I như sau:
Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
3. Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
...
Chiếu theo quy định này, tùy thuộc vào khối lượng khai thác cá trái phép mà mức phạt hành chính cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng hoặc chuyển giao thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?