Thương nhân nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh phải thực hiện quy định về đo lường thế nào? Việc quản lý đo lường thực hiện theo nguyên tắc thế nào?

Thương nhân nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh phải thực hiện quy định về đo lường thế nào? Việc quản lý đo lường thực hiện theo nguyên tắc thế nào? Việc quản lý đo lường với thương nhân nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc thế nào? Câu hỏi của chị Phương (Tp.HCM).

Phép đo và phương tiện đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định lượng xăng dầu cần đo.
2. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
3. Bên giao xăng dầu là thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân sản xuất xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thực hiện việc xuất giao xăng dầu theo hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký.
4. Bên nhận xăng dầu là thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân sản xuất xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thực hiện việc nhận xăng dầu từ Bên giao xăng dầu theo hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký.
5. Bên vận chuyển xăng dầu là thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện việc nhận xăng dầu từ Bên giao xăng dầu, vận chuyển và bàn giao xăng dầu cho Bên nhận xăng dầu.
Các từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó phép đo là tập hợp những thao tác để xác định lượng xăng dầu cần đo và phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.

Thương nhân nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh phải thực hiện quy định về đo lường thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định thương nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:

(1) Phương tiện đo được sử dụng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt theo quy định;

- Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định;

- Có phạm vi đo phù hợp với lượng xăng dầu cần đo;

- Đã được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.

(2) Khi một hoặc một số phương tiện đo quy định tại Khoản 1 Điều này được lắp đặt cùng với các cơ cấu, bộ phận khác tạo thành hệ thống đo dùng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân thì hệ thống đo này phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định của pháp luật về đo lường.

(3) Tuân thủ yêu cầu sử dụng phương tiện đo, hệ thống đo theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ về đo lường theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

Trường hợp phát hiện phương tiện đo, hệ thống đo bị sai hỏng trong quá trình sử dụng, thương nhân sở hữu, sử dụng phương tiện đo, hệ thống đo phải dừng việc sử dụng và thực hiện biện pháp khắc phục để bảo đảm phương tiện đo, hệ thống đo phù hợp yêu cầu quy định.

(4) Sai số kết quả đo lượng xăng dầu không được vượt quá 1,5 lần giới hạn sai số cho phép của phương tiện đo nêu tại khoản 1 hoặc của hệ thống đo nêu tại khoản 2 Điều này. Kết quả đo lượng xăng dầu phải được quy đổi về điều kiện cơ sở (nhiệt độ cơ sở là 15°C và áp suất cơ sở là 101325 Pa).

(5) Phải xây dựng kế hoạch và định kỳ thực hiện tự kiểm tra phương tiện đo, hệ thống đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với nhà cung cấp, khách hàng phù hợp với quy định tương ứng tại khoản 4 Điều này.

Hồ sơ thực hiện việc định kỳ tự kiểm tra phải được lưu giữ cho tới khi hoàn thành lần kiểm định tiếp theo của phương tiện đo tại địa điểm thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.

Thương nhân nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh phải thực hiện quy định về đo lường thế nào?

Thương nhân nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh phải thực hiện quy định về đo lường thế nào? (hình từ Internet)

Việc quản lý đo lường với thương nhân nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc thế nào?

Về nguyên tắc thực hiện theo Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN, cụ thể:

Nguyên tắc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu
1. Xăng dầu của thương nhân sản xuất, pha chế, thương nhân nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học hiện hành (sau đây viết là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Đối với xăng dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thương nhân sản xuất, pha chế, thương nhân nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và bảo đảm chất lượng xăng dầu phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng khi lưu thông trên thị trường.
3. Trách nhiệm đối với chất lượng xăng dầu khi có khiếu nại, tranh chấp được xác định dựa trên các mẫu lưu tại từng khâu trong quá trình sản xuất, pha chế, nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông phân phối xăng dầu.
4. Thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm về đo lường, chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc sở hữu của mình và liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
Kinh doanh xăng dầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giấy phép kinh doanh xăng dầu bao gồm những loại nào?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh xăng dầu phải kê khai giá xăng dầu với ai? Phải kê khai giá bán buôn hay giá bán lẻ xăng dầu?
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ xăng dầu mà không trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu có bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tỷ lệ hao hụt xăng sinh học E5 ở công đoạn nhập là bao nhiêu %? Thương nhân có phải thống kê lượng hao hụt xăng dầu hằng năm không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh xăng dầu có bắt buộc phải mở bán xăng dầu vào dịp lễ 30 tháng 4 và 01 tháng 5 để phục vụ nhu cầu đi chơi lễ không?
Pháp luật
Tết Giáp thìn năm nay cây xăng có mở cửa hay không? Giá xăng có tăng nhiều trong dịp Tết hay không?
Pháp luật
Kinh doanh dầu FO có phải là kinh doanh xăng dầu không? Thương nhân có nhu cầu phân phối dầu FO thì phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Đại lý kinh doanh xăng dầu có hợp đồng đại lý xăng dầu đã hết hiệu lực thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu Thông báo kinh doanh xăng dầu bằng thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ là mẫu nào? Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ là gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy tiếp nhận thông báo kinh doanh xăng dầu bằng thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ là mẫu nào?
Pháp luật
Đất xây dựng cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc nhóm đất thương mại, dịch vụ hay đất sản xuất phi nông nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh xăng dầu
1,646 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào