Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh trong trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được ưu tiên về nộp chậm chứng từ ra sao?
- Thương nhân được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi thì có những đặc quyền gì?
- Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh trong trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được ưu tiên về nộp chậm chứng từ ra sao?
- Để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi thương nhân cần phải có kinh nghiệm sử dụng C/O ưu đãi như thế nào?
Thương nhân được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi thì có những đặc quyền gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2018/TT-BCT thì chế độ Luồng Xanh được định nghĩa như sau:
Luồng Xanh là chế độ ưu tiên trong quy trình cấp C/O ưu đãi, theo đó thương nhân được ưu tiên miễn, giảm, nộp chậm chứng từ, giảm thời gian cấp C/O và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O;
Theo đó, thương nhân được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi thì có những đặc quyền sau:
- Ưu tiên miễn, giảm, nộp chậm chứng từ, giảm thời gian cấp C/O;
- Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O.
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh trong trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được ưu tiên về nộp chậm chứng từ ra sao? (Hình từ Internet)
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh trong trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được ưu tiên về nộp chậm chứng từ ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 15/2018/TT-BCT về ưu tiên của chế độ Luồng Xanh:
Ưu tiên của chế độ Luồng Xanh
1. Ưu tiên về hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi
a) Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được miễn, giảm một số chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP:
- Thương nhân chỉ cần nộp bản giấy chứng từ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
- Thương nhân được phép nộp bản điện tử chứng từ quy định từ điểm c đến điểm e khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
- Thương nhân được miễn các chứng từ còn lại từ điểm g đến điểm I khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
2. Ưu tiên về nộp chậm chứng từ
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày cấp C/O đối với các chứng từ được phép nộp chậm theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
...
Như vậy, thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các chứng từ được phép nộp chậm theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cụ thể gồm:
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế.
Lưu ý: Các chứng từ trên được chậm nộp nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sau thời hạn này nếu thương nhân không nộp bổ sung chứng từ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thu hồi hoặc hủy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
Để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi thương nhân cần phải có kinh nghiệm sử dụng C/O ưu đãi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 15/2018/TT-BCT về tiêu chí xác định thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh:
Tiêu chí xác định thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh
Để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân cần đạt được tiêu chí sau:
1. Thương nhân được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; hoặc
2. Thương nhân được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; hoặc
3. Thương nhân đáp ứng các điều kiện dưới đây:
a) Tuân thủ pháp luật: không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh;
b) Lưu trữ hồ sơ: có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
c) Kinh nghiệm sử dụng C/O ưu đãi: thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.
Như vậy, để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi thương nhân cần phải có kinh nghiệm sử dụng C/O ưu đãi như sau:
- Thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và
- Có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 14 Thông tư 15/2018/TT-BCT thì thương nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo.
Đồng thời, phối hợp cung cấp đầy đủ chứng từ được yêu cầu trong trường hợp Bộ Công Thương và cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi thực hiện kiểm tra tại trụ sở và cơ sở sản xuất của thương nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?