Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như thế nào?
- Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như thế nào?
- Hướng dẫn các bước tham gia Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như thế nào?
- Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như thế nào?
Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như thế nào?
Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như sau:
(1) Phạm vi
Cuộc thi được phát động, tổ chức trong phạm vi toàn tỉnh.
(2) Đối tượng
- Đối tượng tham gia Cuộc thi
+ Học sinh (từ lớp 6 đến lớp 12) các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Học viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đối tượng không được tham gia Cuộc thi
+ Người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Thành viên Ban tổ chức, Tổ thư ký giúp việc Ban tổ chức Cuộc thi.
+ Những người không thuộc trường hợp Đối tượng tham gia Cuộc thi.
(3) Nội dung thi: Các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; pháp luật về nghĩa vụ quân sự, cụ thể:
- Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(4) Hình thức thi
- Cuộc thi được tổ chức qua hình thức thi trắc nghiệm trên mạng Internet tại địa chỉ https://thitimhieuphapluat.phutho.gov.vn
- Người dự thi trả lời 20 câu hỏi (19 câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp và 01 câu hỏi dự đoán số người tham gia dự thi), mỗi câu hỏi 01 điểm, trong thời gian tối đa 20 phút/01 lần thi trên máy tính và các thiết bị di động có kết nối internet. Mỗi câu hỏi có 04 phương án trả lời; người tham gia thi lựa chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi.
- Mỗi cá nhân được dự thi tối đa 03 lượt thi. Khi tổng hợp kết quả, Ban Tổ chức sẽ lấy kết quả lần thi có tính chính xác cao nhất làm kết quả chính thức của người thi đó.
- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm trong các trường hợp phát sinh khách quan do thiên tai, bão lũ, sự cố điện lưới, viễn thông, tác động mất kết nối truy cập internet... ảnh hưởng đến kết quả trả lời câu hỏi của người tham gia Cuộc thi.
(5) Thời gian thi: Cuộc thi diễn ra trong vòng 10 ngày (từ ngày 05/5/2025 đến hết ngày 14/5/2025)
*Trên đây là "Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như thế nào?"
Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn các bước tham gia Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như thế nào?
Các bước tham gia Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Phú Thọ dành cho học sinh sinh viên năm 2025 như sau:
- Bước 1: Người dự thi truy cập vào địa chỉ:
- Bước 2: Người dự thi nhập các thông tin cá nhân (ký tự có dấu) hiển thị trên phần mềm Cuộc thi, bao gồm: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nhà ở, trường đang theo học, số điện thoại, số căn cước công dân, email (bắt buộc phải điền các thông tin về: Họ tên, địa chỉ nhà ở, trường đang theo học, số điện thoại liên hệ).
Sau khi điền đầy đủ các thông tin nêu trên, người dự thi nhấp chuột vào phần “Tiếp tục” để bắt đầu trả lời các câu hỏi.
- Bước 3: Người dự thi lựa chọn 01 đáp án đúng/01 câu hỏi để trả lời; bấm nút “Tiếp tục” để trả lời hết 20 câu hỏi ở phần “Trả lời câu hỏi”. Sau khi hoàn thiện, nhấp chuột vào mục “Hoàn thành” để kết thúc bài thi.
Người dự thi có thể tham gia thi vào bất cứ thời gian nào trong khung giờ mà Ban Tổ chức Cuộc thi thông báo. Mỗi người được dự thi tối đa 03 lượt thi.
Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định hình thức phổ biến giáo dục pháp luật như sau:
- Họp báo, thông cáo báo chí.
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tuần tra trật tự có phải nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động không? CSCĐ hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
- Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội phải không?
- Quan hệ tình dục với người 15 tuổi tự nguyện có phạm tội không? Nguyên tắc xử lý người phạm tội xâm hại tình dục?
- Căn cứ thành lập Hội đồng thi hành án tử hình là gì? Hội đồng thi hành án tử hình giải thể khi nào?
- Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp đổi giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân từ 15/6/2025 như thế nào?