Thuê mặt bằng chung cư để mở phòng khám được không? Người nước ngoài có thể thuê văn phòng để mở phòng khám ở Việt Nam không?
Có được thuê mặt bằng chung cư để mở phòng khám tư nhân không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như sau:
Đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân trong nước được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua các loại bất động sản.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân trong nước được thuê các loại bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Theo quy định tại Điều 25 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì nhà, công trình xây dựng cho thuê phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường và các dịch vụ cần thiết khác để vận hành, sử dụng bình thường theo công năng, thiết kế và các thỏa thuận trong hợp đồng.
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư như sau:
Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư
...
5. Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên, vẫn có thể được thuê mặt bằng chung cư để mở phòng khám tư nhân nhưng phải chú ý không thay đổi công năng của chung cư, đảm bảo chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường và các dịch vụ cần thiết khác để vận hành, sử dụng bình thường theo công năng, thiết kế và các thỏa thuận trong hợp đồng.
Thuê mặt bằng chung cư để mở phòng khám được không? Người nước ngoài có thể thuê văn phòng để mở phòng khám ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài có thể thuê văn phòng để mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện của các bên tham giá giao dịch về nhà ở như sau:
Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
...
2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
...
Theo đó, điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam là:
- Phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở.
- Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Như vậy, người nước ngoài có thể thuê văn phòng để mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam khi đáp ứng hai điều kiện trên.
Tuy nhiên, họ cần tuân thủ mọi quy định về cấp phép và quản lý về hoạt động y tế theo quy định của pháp luật và cơ quan chức năng tại Việt Nam.
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh là gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
2. Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh.
3. Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là người hành nghề).
5. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hành nghề).
...
Theo đó, giấy phép hành nghề khám chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?