Thuê bao viễn thông có quyền từ chối sử dụng toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông không?
- Thuê bao viễn thông có quyền từ chối sử dụng toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông không?
- Thuê bao viễn thông có phải chịu trách nhiệm việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông?
- Doanh nghiệp viễn thông có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông không?
Thuê bao viễn thông có quyền từ chối sử dụng toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Luật Viễn thông 2023 quy định về quyền của thuê bao viễn thông như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn thông
1. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
c) Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
đ) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.
2. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình gửi, lưu giữ trên mạng viễn thông;
d) Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
3. Thuê bao viễn thông có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thiết kế, lắp đặt hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ trong phạm vi địa điểm mà mình sử dụng cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
Như vậy, thuê bao viễn thông có quyền từ chối sử dụng toàn bộ dịch vụ viễn thông (hoặc một phần) theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Thuê bao viễn thông có quyền từ chối sử dụng toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông không? (Hình từ Internet)
Thuê bao viễn thông có phải chịu trách nhiệm việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông?
Căn cứ khoản 4 Điều 15 Luật Viễn thông 2023 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn thông
...
4. Thuê bao viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của thuê bao viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khi giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Không sử dụng thông tin trên giấy tờ tùy thân của mình để thực hiện giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cho người khác, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật về viễn thông;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông;
e) Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thiết bị đầu cuối của mình.
Như vậy, thuê bao viễn thông có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông không?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
b) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
c) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
d) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp viễn thông không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông. Chính phủ quy định chi tiết Điểm này;
c) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thế quyền có áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe không?
- Tải về Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 ở đâu?
- Tải Bản kiểm điểm Đảng viên là cá nhân giữ chức lãnh đạo, quản lý mới nhất? Thời gian tổ chức kiểm điểm là bao lâu?
- Giá xăng dầu hôm nay 8 11 2024: Giá xăng tăng trên 20.000 đồng/lít? Giá xăng dầu tăng đồng loạt bao nhiêu?
- Tổ chức kinh doanh phải thông báo cho người tiêu dùng về việc tiếp nhận phản ánh trong thời gian bao lâu?