Thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng túi nilon, túi miết, dầu nhờn do doanh nghiệp chế xuất mua vào như thế nào?
Túi nilon, túi miết, dầu nhờn có phải đối tượng của thuế bảo vệ môi trường hay không?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định đối tượng chịu thuế của thuế bảo vệ môi trường như sau:
"Điều 1. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế Bảo vệ môi trường và Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
1.1. Xăng, trừ etanol;
1.2. Nhiên liệu bay;
1.3. Dầu diezel;
1.4. Dầu hỏa;
1.5. Dầu mazut;
1.6. Dầu nhờn;
1.7. Mỡ nhờn.
Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại khoản này là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây gọi chung là xăng dầu) gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường."
Tuy nhiên đối với túi ni lông được quy định tại khoản 4 Điều trên đã được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 159/2012/TT-BTC như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau:
“4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
a4) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại tiết a2 và a3 điểm này không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng."
Như vậy có thể thấy túi ni lông, túi miết (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) nếu được làm từ từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin) và dầu nhờn thì là đối tượng chịu thuế của thuế bảo vệ môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng túi nilon, túi miết, dầu nhờn do doanh nghiệp chế xuất mua vào như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp tính thuế đối với các hàng hóa phải chịu thuế bảo vệ môi trường như thế nào?
Về phương pháp tính thuế được quy định tại Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC với công thức như sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá
Doanh nghiệp chế xuất mua túi nilon, túi miết, dầu nhờn trong nội địa có phải chịu thuế bảo vệ môi trường nữa không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 7. Khai thuế, nộp thuế.
...
2. Kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhập khẩu túi nilông và nhập khẩu thiết bị điện lạnh có chứa HCFC căn cứ tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá sản xuất, nhập khẩu và các tài liệu hồ sơ liên quan để kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
2.2. Đối với xăng dầu:
Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị giá tăng, cụ thể:
- Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (gọi chung là các đơn vị đầu mối) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị đầu mối đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị này trực tiếp xuất, bán bao gồm xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác, xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống của đơn vị đầu mối (kể cả các doanh nghiệp mà đơn vị đầu mối có cổ phần từ 50% trở xuống); trừ lượng xăng dầu xuất bán và nhập khẩu uỷ thác cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác.
…
- Tổ chức khác trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu thực hiện kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi xuất, bán xăng dầu.”
Bên cạnh đó căn cứ Điều 5 Thông tư 159/2012/TT-BTC quy định như sau:
Điều 5. Bổ sung thêm điểm 2.4 vào khoản 2 Điều 7 như sau:
“2.4. Hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được sản xuất trong nước hoặc trong khu phi thuế quan và bán ra giữa trong nước và khu phi thuế quan, trong khu phi thuế quan, giữa các khu phi thuế quan với nhau và xuất nhập khẩu tại chỗ (trong lãnh thổ Việt Nam) (trừ bao bì được sản xuất để đóng gói sản phẩm theo quy định tại tiết a2 và a3 điểm a Điều 1 Thông tư này) thì cơ sở sản xuất hàng hoá phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường.
Việc xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế bảo vệ môi trường là khi hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.”
Như vậy, công ty căn cứ các quy định trên nếu hàng hóa của công ty nhập từ nội địa, được mua bán kinh doanh trước đó và đã nộp thuế sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?