Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao trong Ủy ban nhân dân tỉnh có thay đổi có được điều chỉnh biên chế công chức không?
- Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao trong Ủy ban nhân dân tỉnh có thay đổi có được điều chỉnh biên chế công chức không?
- Hồ sơ và trình tự điều chỉnh biên chế công chức trong Ủy ban nhân dân tỉnh như thế nào?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc điều chỉnh biên chế công chức?
Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao trong Ủy ban nhân dân tỉnh có thay đổi có được điều chỉnh biên chế công chức không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về điều chỉnh biên chế công chức như sau:
Điều chỉnh biên chế công chức
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
...
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
...
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
- Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ xác định biên chế công chức;
- Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
Như vậy, thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao trong Ủy ban nhân dân tỉnh có thay đổi thì việc điều chỉnh biên chế công chức được xem xét theo quy định trên.
Điều chỉnh biên chế công chức trong Ủy ban nhân dân tỉnh (Hình từ Internet)
Hồ sơ và trình tự điều chỉnh biên chế công chức trong Ủy ban nhân dân tỉnh như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về điều chỉnh biên chế công chức như sau:
Điều chỉnh biên chế công chức
...
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.
Theo đó, hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo.
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc điều chỉnh biên chế công chức?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm; thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm; quyết định, điều chỉnh vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức; thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
3. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao và triển khai thực hiện sau khi được Hội đồng nhân dân quyết định.
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức; thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?