Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí gồm những nội dung gì? Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về vũ khí?
Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 định nghĩa về vũ khí như sau:
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Căn cứ theo Điều 72 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tiêu chuẩn kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Ban hành biểu mẫu, tổ chức đăng ký, cấp, đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
5. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
6. Tổ chức công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
8. Thực hiện thống kê nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
9. Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về vũ khí như sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí.
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục vũ khí.
- Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của vũ khí, tiêu chuẩn kho bảo quản vũ khí.
- Ban hành biểu mẫu, tổ chức đăng ký, cấp, đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí.
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí.
- Tổ chức công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, sử dụng vũ khí.
- Thực hiện thống kê nhà nước về vũ khí.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí.
- Hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng vũ khí.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí.
Quản lý nhà nước về vũ khí (Hình từ Internet)
Người được giao nhiệm vụ nhưng thực hiện không đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị;
b) Không kê khai, đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
c) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
d) Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
đ) Lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn giá trị sử dụng.
...
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người được giao nhiệm vụ nhưng thực hiện không đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về vũ khí?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành danh mục vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Luật này.
...
Đồng thời, theo Điều 20 Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm:
a) Kiến nghị Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ phù hợp quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
b) Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
c) Quy định việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và lực lượng Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
d) Tổ chức đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
đ) Tiếp nhận, xử lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng do cơ quan Công an hoặc tổ chức, cá nhân giao nộp;
e) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền;
g) Phối hợp với Bộ Công an trong việc sửa chữa, chuyển loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Như vậy, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước về vũ khí được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?