Thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi về thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào? Khuyến khích các hoạt động nào trong tổ chức lễ tang theo nếp sống văn minh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Hà Nhi - Long An.

Thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định như sau:

Tổ chức lễ tang
1. Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy định sau:
a) Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang;
c) Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
d) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;
đ) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;
e) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;
g) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;
i) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật..
2. Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.

Theo đó, thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được pháp luật quy định như trên.

Lễ tang cán bộ

Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức

Tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức theo chức danh nào?

Tại Điều 47 Nghị định 105/2012/NĐ-CP tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức quy định như sau:

Chức danh được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao).
2. Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, Lễ tang không tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao).

- Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, Lễ tang không tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Khuyến khích các hoạt động nào trong tổ chức lễ tang theo nếp sống văn minh?

Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định như sau:

Tổ chức lễ tang
...
3. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang:
a) Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ;
b) Thực hiện hình thức hỏa táng, điện táng, hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch;
c) Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;
d) Xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác;
đ) Không rắc vàng mã trên đường đưa tang.

Như vậy, khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang:

- Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ;

- Thực hiện hình thức hỏa táng, điện táng, hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch;

- Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 23/2016/NĐ-CP (thay thế cho Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang);

- Xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác;

- Không rắc vàng mã trên đường đưa tang.

Lễ tang cấp Nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ truy điệu là gì? Quy định về lễ truy điệu cấp cao như thế nào? Ai được làm lễ truy điệu cấp cao?
Pháp luật
Thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước hay Lễ Quốc tang khi Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân mất? Trang trí lễ đài của Lễ tang cấp Nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Giữ các chức vụ nào thì khi mất sẽ được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước? Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đối với Lễ tang cấp Nhà nước được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phó Thủ tướng Chính phủ khi từ trần sẽ được tổ chức Lễ tang và an táng ở đâu? Lực lượng phục vụ Lễ tang gồm những ai?
Pháp luật
Thủ tục tổ chức tang lễ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị thuộc Bộ tổ chức ra sao?
Pháp luật
Xe phục vụ lễ tang cấp nhà nước gồm có tổng cộng bao nhiêu xe? Xe phục vụ lễ tang được dùng bao nhiêu năm?
Pháp luật
Một số quy định khác về tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào chủ trì tổ chức Lễ tang đối với cán bộ Quân đội giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị?
Pháp luật
Cán bộ Quân đội giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì khi mất sẽ được tổ chức Lễ Tang theo cấp nào? Cơ quan nào chủ trì tổ chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ tang cấp Nhà nước
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,049 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ tang cấp Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào