Giữ các chức vụ nào thì khi mất sẽ được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước? Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đối với Lễ tang cấp Nhà nước được quy định như thế nào?
Giữ các chức vụ nào thì khi mất sẽ được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:
a) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
e) Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
g) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
h) Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
i) Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.
2. Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ quy định tại Khoản 1 Điều này mà bị kỷ luật thì việc tổ chức Lễ tang được quy định như sau:
Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.
Như vậy cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:
- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
- Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.
Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ quy định tại Khoản 1 Điều này mà bị kỷ luật thì Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.
Lễ tang cấp Nhà nước (Hình từ Internet)
Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đối với Lễ tang cấp Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 20 (hai mươi) đến 25 (hai mươi lăm) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác và địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện cho các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình.
a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại Nghị định này;
b) Tùy theo chức danh của người từ trần, Trưởng ban tổ chức Lễ tang là một trong các đồng chí Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hoặc Chánh Văn phòng các cơ quan có chức danh quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Như vậy Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đối với Lễ tang cấp Nhà nước được quy định như trên.
Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về người từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin, đăng bài viết về người từ trần.
2. Đăng tin trên các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin buồn; tiểu sử và ảnh người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình Lễ viếng, Lễ truy điệu.
Như vậy đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?