Thực hiện đánh giá giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước cuối mỗi khóa đào tạo thông qua đâu?
- Giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước phải giảng dạy tối thiểu bao nhiêu tiết một năm?
- Thực hiện đánh giá giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước cuối mỗi khóa đào tạo thông qua đâu?
- Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước?
Giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước phải giảng dạy tối thiểu bao nhiêu tiết một năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Định mức thời gian giảng dạy đối với giảng viên
1. Đối với Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương, giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện giảng dạy tối thiểu 16 tiết/năm (gồm giảng dạy các lớp tại đơn vị và các lớp do Kiểm toán nhà nước tổ chức).
2. Đối với giảng viên cơ hữu, trên cơ sở quy định của Nhà nước, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán xây dựng định mức giờ giảng áp dụng đối với giảng viên cơ hữu.
Theo quy định trên, đối với giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện giảng dạy tối thiểu 16 tiết/năm (gồm giảng dạy các lớp tại đơn vị và các lớp do Kiểm toán nhà nước tổ chức).
Giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Thực hiện đánh giá giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước cuối mỗi khóa đào tạo thông qua đâu?
Theo Điều 13 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về việc thực hiện đánh giá đối với giảng viên của Kiểm toán nhà nước như sau:
Thực hiện đánh giá đối với giảng viên của Kiểm toán nhà nước
1. Cuối mỗi khóa/lớp đào tạo, bồi dưỡng, các đơn vị tổ chức khóa/lớp học thực hiện đánh giá giảng viên tham gia giảng dạy thông qua Phiếu đánh giá.
2. Định kỳ 06 tháng, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và Thủ trưởng các đơn vị tổ chức đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá kết quả tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng (gồm xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, sinh hoạt chuyên môn, số giờ giảng, chất lượng giảng dạy) theo từng giảng viên và gửi 01 bản cho Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức là giảng viên, 01 bản gửi về Vụ Tổ chức cán bộ và 01 bản gửi cho giảng viên.
3. Việc đăng ký tham gia và mức độ hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của công chức, viên chức là một trong những cơ sở đánh giá kết quả công tác hàng năm và lựa chọn xem xét ưu tiên đưa vào quy hoạch hoặc ưu tiên xem xét bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo của đơn vị và Kiểm toán nhà nước.
4. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả đánh giá giảng viên báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, đánh giá giảng viên của Kiểm toán nhà nước là Lãnh đạo cấp Vụ tham gia giảng dạy cuối mỗi khóa/lớp đào tạo, bồi dưỡng thông qua Phiếu đánh giá.
Việc đăng ký tham gia và mức độ hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của công chức, viên chức là một trong những cơ sở đánh giá kết quả công tác hàng năm và lựa chọn xem xét ưu tiên đưa vào quy hoạch hoặc ưu tiên xem xét bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo của đơn vị và Kiểm toán nhà nước.
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả đánh giá giảng viên báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong việc quản lý giảng viên
1. Căn cứ nhu cầu giảng viên kiêm chức trong từng giai đoạn của Kiểm toán nhà nước, căn cứ báo cáo rà soát của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và tiêu chuẩn giảng viên kiêm chức để rà soát, trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định công nhận danh sách giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước làm cơ sở quản lý sử dụng, đào tạo, thực hiện chế độ chính sách.
2. Tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bổ sung, điều chỉnh danh sách giảng viên kiêm chức theo nhu cầu; đưa ra ngoài danh sách giảng viên kiêm chức không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật, từ chối tham gia giảng dạy không có lý do chính đáng hoặc không đủ điều kiện tham gia giảng dạy.
3. Trên cơ sở đánh giá của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về trách nhiệm tham gia và chất lượng giảng dạy của giảng viên, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị trong việc đánh giá công chức, viên chức hàng năm và đánh giá nhận xét khi thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo.
Như vậy, trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong việc quản lý giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước được quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với giảng viên được mời từ các cơ quan, đơn vị bên ngoài Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?