Thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm đối với nông nghiệp được quy định như thế nào?

Thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm đối với nông nghiệp được quy định như thế nào? Nước có thể là nguồn gây nhiễm bẩn chì vào thực phẩm không? Đây là câu hỏi của anh T.K đến từ Ninh Thuận.

Nước có thể là nguồn gây nhiễm bẩn chì vào thực phẩm không?

Nước có thể là nguồn gây nhiễm bẩn chì vào thực phẩm không, thì theo lời giới thiệu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10169:2013 (CAC/RCP 56-2004) như sau:

Lời giới thiệu
...
4. Nước cũng là nguồn gây nhiễm bẩn chì vào thực phẩm. Nguồn nước mặt có thể bị nhiễm bẩn qua nước thải (hệ thống thoát nước), sự lắng đọng trong không khí và ở mức độ cục bộ, do rò rỉ chì từ các cuộc thi bắn súng hoặc đánh bắt cá bằng nổ mìn. Nước mặt bị nhiễm bẩn là nguồn gây nhiễm bẩn tiềm ẩn đối với thức ăn dùng cho chăn nuôi thủy sản. Đối với nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm, việc sử dụng các đường ống nước có chứa chì hoặc thiết bị nhiễm chì trong hệ thống phân phối nước là nguồn chính gây nhiễm bẩn chì.
...

Như vậy, nước cũng là nguồn gây nhiễm bẩn chì vào thực phẩm.

Nguồn nước mặt có thể bị nhiễm bẩn qua nước thải (hệ thống thoát nước), sự lắng đọng trong không khí và ở mức độ cục bộ, do rò rỉ chì từ các cuộc thi bắn súng hoặc đánh bắt cá bằng nổ mìn. Nước mặt bị nhiễm bẩn là nguồn gây nhiễm bẩn tiềm ẩn đối với thức ăn dùng cho chăn nuôi thủy sản.

Đối với nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm, việc sử dụng các đường ống nước có chứa chì hoặc thiết bị nhiễm chì trong hệ thống phân phối nước là nguồn chính gây nhiễm bẩn chì.

nhiễm bẩn chì

Thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm (Hình từ Internet)

Thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm đối với nông nghiệp được quy định như thế nào?

Thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm đối với nông nghiệp được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10169:2013 (CAC/RCP 56-2004) như sau:

Khuyến nghị thực hành dựa vào Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) và Thực hành Sản xuất tốt (GMP)
1.1. Nông nghiệp
8. Xăng pha chì là một nguồn chính thải chì vào không khí. Các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét giảm thiểu hoặc loại bỏ việc sử dụng xăng pha chì trong lĩnh vực nông nghiệp.
9. Các khu đất nông nghiệp ở gần các khu công nghiệp, đường xá, kho chứa vật liệu nổ, nơi tập bắn và khu vực nổ mìn có thể có hàm lượng chì cao hơn so với các khu đất khác. Đất ở gần các tòa nhà có lớp sơn phủ bên ngoài bị biến chất cũng có thể có hàm lượng chì cao, đặc biệt khi các tòa nhà này nằm gần khu vật nuôi hoặc các khu vườn. Nếu có thể, cần kiểm tra hàm lượng chì trong đất ở gần nguồn chì hoặc bị nghi có hàm lượng chì cao, nếu hàm lượng chì vượt quá các khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền.
10. Nên tránh sử dụng đất đã xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật chứa chì asenat, ví dụ như vườn cây ăn quả trước đây sử dụng để trồng các loại cây có thể tích lũy chì bên trong (như cà rốt và các loại cây ăn củ khác) hoặc tích lũy trên bề mặt của chúng (ví dụ các loại rau lá).
11. Cần tránh trồng cây trên đất được xử lý bằng cặn bùn thải chứa hàm lượng chì tối đa cho phép.
12. Các loại rau ăn lá dễ bị nhiễm chì hơn so với các loại rau không ăn lá hoặc các loại rau ăn củ do sự lắng đọng của chì trong không khí. Hạt ngũ cốc cũng hấp thụ chì ở mức đáng kể trong không khí. Ở những nơi có nồng độ chì trong không khí cao, cần xem xét lựa chọn loại cây trồng ít bị nhiễm chì do sự lắng đọng trong không khí.
13. Cần tránh sử dụng các hợp chất có chứa chì (như thuốc bảo vệ thực vật chứa chì asenat) hoặc các hợp chất có thể bị nhiễm chì (ví dụ, thuốc diệt nấm hoặc phân lân có chứa hợp chất đồng được chuẩn bị không đúng cách) trong lĩnh vực nông nghiệp.
14. Thiết bị sấy dùng xăng pha chì cũng gây nhiễm bẩn chì cho các sản phẩm sấy khô. Người trồng và người chế biến cần tránh sử dụng các thiết bị sấy hoặc các thiết bị khác dùng xăng pha chì đối với cây trồng sau thu hoạch.
15. Cây trồng cần được bảo vệ khỏi nhiễm bẩn chì (ví dụ, tiếp xúc với chì trong không khí, đất, bụi bẩn) trong khi vận chuyển đến các cơ sở chế biến.
16. Các khu vườn hộ gia đình hoặc vườn trồng cây để bán ở quy mô nhỏ cũng nên thực hiện các bước để giảm thiểu nhiễm bẩn chì. Tránh trồng cây gần đường và các tòa nhà được sơn bằng sơn có chứa chì. Nếu vườn nằm trong khu vực có khả năng có lượng chì cao, cần kiểm tra đất trước khi trồng. Thực hành làm vườn tốt đối với các loại đất có hàm lượng chì cao bao gồm việc trộn thêm các chất hữu cơ vào đất, điều chỉnh độ pH của đất để làm giảm khả năng nhiễm chì cho cây trồng, lựa chọn các loại cây ít bị nhiễm chì và sử dụng các lớp lót để giảm thiểu sự tiếp xúc của các chất tích tụ trong đất lên cây trồng. Một số loại đất có hàm lượng chì được coi là quá cao không thích hợp để trồng trọt. Có thể tạo luống bằng đất không nhiễm chì trên các khu vực này. Người trồng nên tham khảo ý kiến các cơ quan nông nghiệp địa phương, nếu có, để được hướng dẫn về hàm lượng chì quá cao không thích hợp để trồng trọt và hướng dẫn về cách trồng trọt an toàn trong các vùng đất bị nhiễm chì.
17. Nước nông nghiệp dùng để tưới cho cây trồng cần được bảo vệ khỏi các nguồn nhiễm bẩn chì và cần được theo dõi về hàm lượng chì để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu cây trồng nhiễm bẩn chì. Ví dụ, nước được sử dụng tưới cho cây cần được bảo vệ đúng cách để ngăn ngừa nhiễm bẩn và cần được theo dõi thường xuyên.
18. Chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền nên hướng dẫn người nông dân nhận biết các quy trình thực hành thích hợp để ngăn ngừa nhiễm bẩn chì trên đất canh tác.

Theo đó, thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm đối với nông nghiệp được quy định như trên.

Thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm đối với nước uống được quy định như thế nào?

Thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm đối với nước uống được quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10169:2013 (CAC/RCP 56-2004) như sau:

Khuyến nghị thực hành dựa vào Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) và Thực hành Sản xuất tốt (GMP)
...
1.2. Nước uống
19. Sử dụng nước uống theo quy định hiện hành.
20. Nhân viên quản lý các hệ thống nước có hàm lượng chì cao cần xem xét các kỹ thuật xử lý, ví dụ như tăng độ pH của nước có tính axit, để giảm thiểu ăn mòn và giảm rò rỉ chì trong hệ thống phân phối.
21. Khi cần, nhân viên quản lý hệ thống nước phải xem xét thay thế đường ống dẫn có sự cố và các dụng cụ, thiết bị khác có chứa chì.
...

Theo đó, thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm đối với nước uống được quy định cụ thể trên.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải công khai thông tin rộng rãi đến công chúng những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ra sao?
Pháp luật
Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
337 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào