Thừa phát lại có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên thì có được miễn đào tạo nghề đấu giá hay không?
- Thừa phát lại có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên thì có được miễn đào tạo nghề đấu giá hay không?
- Thừa phát lại đủ tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên thì hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những gì?
- Thừa phạt lại có Chứng chỉ hành nghề đấu giá có được làm việc tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản hay không?
Thừa phát lại có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên thì có được miễn đào tạo nghề đấu giá hay không?
Thừa phát lại có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên thì có được miễn đào tạo nghề đấu giá hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định:
Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
1. Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
2. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.
Theo đó căn cứ Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Theo quy định trường hợp người được miễn đào tạo nghề đấu giá là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
Theo đó thừa phát lại có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên thì sẽ được miễn đào tạo nghề đấu giá.
Ngoài ra thừa phát lại còn phải cần đáp ứng tiêu chuẩn sau để trở thành đấu giá viên:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá; (Trừ trường hợp được miễn đào tạo theo quy định tại Điều 12 Luật Đấu giá tài sản)
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Thừa phát lại có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên thì có được miễn đào tạo nghề đấu giá hay không? (Hình từ Internet)
Thừa phát lại đủ tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên thì hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những gì?
Thừa phát lại đủ tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên thì hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Đấu giá tài sản 2016 người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Luật này gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá đến Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;
+ Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.
Thừa phạt lại có Chứng chỉ hành nghề đấu giá có được làm việc tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản hay không?
Thừa phạt lại có Chứng chỉ hành nghề đấu giá có được làm việc tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản hay không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định:
Hình thức hành nghề của đấu giá viên
1. Đấu giá viên hành nghề theo các hình thức sau đây:
a) Hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản;
c) Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
2. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức.
3. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thông qua việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đấu giá tài sản. Mỗi đấu giá viên chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
Theo đó thừa phát lại có Chứng chỉ hành nghề đấu giá sẽ được hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
Ngoài ra nếu thừa phát lại có Chứng chỉ hành nghề đấu giá sẽ được hành nghề tại các tổ chức sau:
+ Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản;
+ Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?