Thủ tục thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển được thực hiện như thế nào? Quy định của Bộ luật ISPS về đánh giá an ninh cảng biển ra sao?

Việc đánh giá an ninh cảng biển cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trao đổi hàng hóa của các doanh nghiệp tại cảng biển. Thủ tục thẩm định - phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển được thực hiện như thế nào? Quy định của Bộ luật ISPS về đánh giá an ninh cảng biển ra sao?

Kế hoạch an ninh bến cảng là gì?

Mục 2 Phần A Phụ lục Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về anh ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002 (gọi tắt là Bộ luật ISPS) định nghĩa như sau:

Kế hoạch An ninh Bến cảng là một bản kế hoạch được xây dựng để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ bến cảng, tàu, người, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, đồ dự trữ của tàu trong phạm vi bến cảng tránh các rủi ro của một sự cố an ninh.

Cảng biển

Cảng biển

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển

Theo Điều 7 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT quy định thủ tục thẩm định - phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển như sau:

(1) Trình tự thực hiện

- Doanh nghiệp cảng biển nộp hồ sơ đề nghị cho Cảng vụ Hàng hải khu vực quản lý.

- Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Doanh nghiệp cảng biển bổ sung hoàn chỉnh, nếu đầy đủ thì thông báo về thời gian đánh giá tại cảng biển.

- Cảng vụ Hàng hải tiến hành đánh giá an ninh cảng biển tại cảng biển.

- Sau khi hoàn thành đánh giá, nếu Đánh giá an ninh cảng biển đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp Giấy chứng nhận Thẩm định – Phê duyệt.

(2) Cách thức thực hiện

- Doanh nghiệp cảng biển nộp Hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cảng vụ Hàng hải.

- Doanh nghiệp cảng biển nhận kết quả: Qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cảng vụ Hàng hải.

(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Công văn đề nghị phê duyệt Đánh giá an ninh cảng biển do Giám đốc doanh nghiệp cảng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục XV);

- 01 bản Đánh giá an ninh cảng biển có xác nhận của giám đốc Doanh nghiệp cảng biển ở trang cuối (đối với cảng liên doanh với nước ngoài hoặc người khai thác cảng là pháp nhân, thể nhân nước ngoài thì Đánh giá an ninh cảng biển phải được dịch sang tiếng Anh);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

(4) Thời hạn cấp Giấy chứng nhận Thẩm định – Phê duyệt: chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá tại cảng biển.

(5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Đánh giá an ninh cảng biển đáp ứng quy định của Bộ luật ISPS.

(6) Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Quy định của Bộ luật ISPS về đánh giá an ninh cảng biển

Mục 15 Phần A Phụ lục của Bộ luật ISPS quy định về đánh giá an ninh bến cảng (hay an ninh cảng biển) như sau:

- Đánh giá An ninh Bến cảng là một phần rất quan trọng và không thể tách rời trong quá trình xây dựng và cập nhật Kế hoạch An ninh Bến cảng.

- Đánh giá An ninh Bến cảng phải được Chính phủ Ký kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền, thực hiện. Chính phủ Ký kết có thể ủy quyền cho một tổ chức an ninh được công nhận để thực hiện đánh giá an ninh một bến cảng nào đó thuộc chủ quyền của họ.

+ Khi đánh giá an ninh bến cảng được thực hiện bởi tổ chức an ninh được công nhận, đánh giá an ninh phải được Chính phủ Ký kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền, xem xét và phê duyệt về tính phù hợp với phần này.

- Những người thực hiện đánh giá phải có các kỹ năng để đánh giá an ninh bến cảng phù hợp với phần này, lưu ý đến hướng dẫn nêu ở phần B của Bộ luật này.

- Đánh giá An ninh Bến cảng phải được định kỳ soát xét lại và cập nhật, lưu ý đến sự thay đổi các nguy cơ an ninh và/hoặc những thay đổi nhỏ của bến cảng và phải luôn được soát xét và cập nhật khi có những thay đổi lớn của bến cảng.

- Đánh giá An ninh Bến cảng phải bao gồm tối thiểu những yếu tố sau:

+ Xác định và đánh giá những tài sản và cơ sở hạ tầng quan trọng cần được bảo vệ;

+ Xác định các mối đe dọa có thể đối với tài sản, cơ sở hạ tầng quan trọng và khả năng xảy ra của chúng, để thiết lập và ưu tiên các biện pháp an ninh;

+ Xác định, lựa chọn và ưu tiên các biện pháp đối phó, những thay đổi qui trình và mức độ hiệu quả của chúng trong việc làm giảm khả năng bị tổn hại; và

+ Xác định những khiếm khuyết, kể cả các yếu tố con người trong cơ sở hạ tầng, các chính sách và qui trình.

- Chính phủ Ký kết có thể cho phép một đánh giá an ninh bến cảng đề cập nhiều hơn một bến cảng nếu cơ quan khai thác bến cảng, vị trí, hoạt động, thiết bị và thiết kế của các bến cảng này tương tự nhau. Bất kỳ Chính phủ Ký kết nào cho phép thực hiện như vậy phải thông báo cho Tổ chức những đặc trưng về việc thực hiện đó.

- Sau khi hoàn thành đánh giá an ninh bến cảng, phải chuẩn bị một báo cáo, báo cáo này bao gồm tóm tắt về việc đánh giá được thực hiện như thế nào, mô tả về mỗi khả năng bị tổn hại được phát hiện trong quá trình đánh giá và mô tả các biện pháp đối phó có thể sử dụng cho mỗi khả năng bị tổn hại. Bản báo cáo phải được bảo vệ tránh bị tiếp cận trái phép hoặc để lộ.

An ninh cảng biển
Cảng vụ hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giám đốc Cảng vụ hàng hải có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải thực hiện thông báo hàng hải nào? Nội dung của thông báo hàng hải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thuyền viên Cảng vụ hàng hải khi chuyển công tác có phải nộp lại toàn bộ phù hiệu đã được cấp không?
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong trong công tác quản lý hoạt động hàng hải?
Pháp luật
Không cung cấp cho Cảng vụ hàng hải số liệu độ sâu vùng nước trước cầu cảng định kỳ theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vận tải biển và dịch vụ hàng hải?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển thực hiện thế nào? Kế hoạch an ninh cảng biển được Bộ luật ISPS quy định ra sao?
Pháp luật
Thủ tục thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển được thực hiện như thế nào? Quy định của Bộ luật ISPS về đánh giá an ninh cảng biển ra sao?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Cảng vụ Hàng hải trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người tổ chức bơi lội trong vùng nước cảng khi chưa được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh cảng biển
5,746 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh cảng biển Cảng vụ hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh cảng biển Xem toàn bộ văn bản về Cảng vụ hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào