Thủ tục tạm tái xuất đối với sản phẩm triển lãm ở nước ngoài phải thực hiện như thế nào? Có hạn chế nào đối với các sản phẩm mang đi triển lãm ở nước ngoài được không?
Có hạn chế nào đối với các sản phẩm mang đi triển lãm ở nước ngoài được không?
Căn cứ Điều 135 Luật Thương mại 2005 quy định về hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài như sau:
"Điều 135. Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
1. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nói trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Việc tạm xuất, tái nhập hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Theo đó, tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Sản phẩm triển lãm tại nước ngoài
Thủ tục tạm tái xuất đối với sản phẩm triển lãm ở nước ngoài phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất như sau:
“Điều 53. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm xuất - tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
c) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục quản lý doanh nghiệp chế xuất đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất đưa hàng hóa vào nội địa hoặc ra nước ngoài để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm."
4. Thời hạn tái xuất, tái nhập:
a) Hàng hóa tạm nhập khẩu để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan;
b) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”
Theo đó, đối với sản phẩm dùng cho mục đích triển lãm ở nước ngoài bạn có thể căn cứ vào quy định nêu trên để thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất đối với sản phẩm của mình.
Có những yêu cầu cụ thể nào đối với sản phẩm mang đi triển lãm hay không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 23/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với sản phẩm triển lãm như sau:
"Điều 8. Điều kiện đối với tác phẩm, hiện vật, tài liệu, địa điểm triển lãm
Tác phẩm, hiện vật, tài liệu, địa điểm triển lãm phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm không có một trong các nội dung:
a) Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
b) Tiết lộ bí mật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
c) Kích động chiến tranh, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước; gây chia rẽ tôn giáo, mất đoàn kết dân tộc; truyền bá tư tưởng phản động;
d) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh trật tự, tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái.
2. Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm không thuộc trường hợp bị đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu.
3. Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm phải phù hợp với chủ đề, nội dung của triển lãm; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp.
4. Địa điểm triển lãm phải phù hợp với quy mô triển lãm, bảo đảm các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?