Thủ tục hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo mấy bước?
- Thủ tục hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo mấy bước?
- Tổ chức nào thay mặt Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên?
- Kết quả thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được công khai hay không?
Thủ tục hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo mấy bước?
Theo Chương III Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định thủ tục hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo 03 bước sau đây:
Bước 1: Yêu cầu hòa giải
- Khi phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên, thành viên có nguyện vọng đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải, gửi Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy định này và các tài liệu liên quan đến nội dung hòa giải tranh chấp cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
- Trường hợp tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nhận được Đơn, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gửi thông báo cho thành viên được yêu cầu hòa giải kèm theo bản sao Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp, các tài liệu liên quan đến nội dung hòa giải tranh chấp.
- Trường hợp tranh chấp không thuộc phạm vi giải quyết của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nhận được Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp của thành viên, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có văn bản từ chối hòa giải tranh chấp cho thành viên và nêu rõ lý do.
Bước 2: Xác nhận thực hiện hòa giải
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gửi thông báo cho thành viên được yêu cầu hòa giải, thành viên có trách nhiệm xác nhận chấp thuận hay từ chối hòa giải bằng văn bản cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản từ chối hòa giải của thành viên hoặc quá thời hạn theo quy định khoản 1 Điều này mà Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không nhận được văn bản trả lời của thành viên được yêu cầu hòa giải thì việc hòa giải không được thực hiện.
Bước 3: Chuẩn bị hòa giải
Trường hợp các thành viên chấp thuận hòa giải, việc chuẩn bị hòa giải được thực hiện như sau:
- Hội đồng hòa giải tìm hiểu sự việc, gặp gỡ, trao đổi với các thành viên tham gia hòa giải nhằm hỗ trợ cho các thành viên đạt được giải pháp cho vấn đề tranh chấp.
Trường hợp không thể tiếp xúc cùng lúc với các thành viên tham gia hòa giải, Hội đồng hòa giải có thể gặp gỡ và trao đổi riêng biệt với từng thành viên. Hội đồng hòa giải sẽ thông báo cho thành viên tham gia hòa giải khác về các cuộc gặp gỡ, trao đổi riêng biệt này.
- Yêu cầu các thành viên có trách nhiệm hợp tác, cung cấp tài liệu, bằng chứng cho Hội đồng hòa giải để đảm bảo Hội đồng hòa giải thực hiện một cách hiệu quả nhất trong vai trò trung gian hòa giải.
- Sau khi hoàn thành việc trao đổi, gặp gỡ với các thành viên, Hội đồng hòa giải sẽ thông báo cho các thành viên về thời gian và địa điểm tổ chức phiên hòa giải.
Bước 4: Tổ chức phiên hòa giải
- Phiên hòa giải chỉ diễn ra khi có sự tham dự đầy đủ, hợp lệ của tất cả các thành viên tham gia hòa giải.
Thành viên tham gia hòa giải phải cử người đại diện tham gia phiên hòa giải theo nguyên tắc sau:
+ Người đại diện phải là người theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thành viên;
+ Ngoài người đại diện theo quy định tại điểm a khoản này, các đối tượng khác có thể tham gia phiên hòa giải khi được sự chấp thuận của tất cả các thành viên tham gia hòa giải.
- Nội dung của phiên hòa giải
+ Hội đồng hòa giải tóm tắt lại các vấn đề tranh chấp cần hòa giải trước các thành viên tham gia hòa giải
+ Đại diện các thành viên trao đổi, bổ sung làm rõ nội dung vụ việc tranh chấp cần hòa giải (nếu cần);
+ Hội đồng hòa giải đề xuất phương án hòa giải để các thành viên tham gia hòa giải xem xét, thương lượng và chấp thuận. Các thành viên tham gia hòa giải có thể đề xuất phương án giải quyết tranh chấp khác để cùng Hội đồng hòa giải xem xét, thương lượng và chấp thuận.
- Trường hợp hòa giải thành công, các thành viên có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận đạt được ghi trong biên bản hòa giải thành công.
Trường hợp hòa giải không thành công, các thành viên có thể lựa chọn phương thức khác để giải quyết tranh chấp và được ghi rõ vào biên bản hòa giải.
Tổ chức nào thay mặt Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc hòa giải
...
3. Sở GDCK Việt Nam thành lập Hội đồng hòa giải để làm trung gian hòa giải. Hội đồng hòa giải có vai trò trung lập, thúc đẩy quá trình hòa giải và không có thẩm quyền ra quyết định về vấn đề hòa giải.
...
Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thành lập Hội đồng hòa giải để làm trung gian hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Kết quả thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được công khai hay không?
Theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Chế độ bảo mật thông tin
Sở GDCK Việt Nam và các thành viên tham gia hòa giải cam kết không công bố, giới thiệu hoặc sử dụng những ý kiến, kiến nghị, đề xuất hoặc kết quả thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải để thực hiện vào những mục đích bất lợi cho các bên hoặc dùng cho mục đích khởi kiện tại tòa án, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ quy định trên thì kết quả thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không được công khai để thực hiện vào những mục đích bất lợi cho các bên hoặc dùng cho mục đích khởi kiện tại tòa án, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?