Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản được thực hiện tại địa điểm nào? Người khai hải quan có những quyền và nghĩa vụ gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến thủ tục hải quan. Cho tôi hỏi thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản được thực hiện tại địa điểm nào? Người khai hải quan có những quyền và nghĩa vụ gì? Câu hỏi của chị Khánh An ở Hà Nội.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản được thực hiện tại địa điểm nào?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản như sau:

Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
2. Trường hợp hàng hóa tạm quản gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.

Theo đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.

Trường hợp hàng hóa tạm quản gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.

Hàng hóa tạm quản

Hàng hóa tạm quản (Hình từ Internet)

Người khai hải quan có những quyền gì khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản?

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về quyền của người khai hải quan như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1. Người khai hải quan có quyền:
Ngoài các quyền của người khai hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan, người khai hải quan có thêm các quyền sau:
a) Được cơ quan hải quan hướng dẫn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này;
b) Được lựa chọn làm thủ tục hải quan hàng tạm quản theo quy định tại Nghị định này hoặc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định về quyền của người khai hải quan như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1. Người khai hải quan có quyền:
a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
...

Theo quy định trên, ngoài các quyền của người khai hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 18 nêu trên thì người khai hải quan có quyền được cơ quan hải quan hướng dẫn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản.

Đồng thời người khai hải quan được lựa chọn làm thủ tục hải quan hàng tạm quản hoặc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác theo quy định của pháp luật.

Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản thì người khai hải quan có những nghĩa vụ nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 64/2020/NĐ-CP về nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
...
2. Người khai hải quan có nghĩa vụ:
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ của người khai hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan, người khai hải quan có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ theo các quy định về tạm quản hàng hóa quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gắn, đánh dấu các đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng đối với hàng hóa tạm quản để đảm bảo hàng hóa tái xuất, tái nhập chính là hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp và phí, lệ phí (nếu có) cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất trong trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyên tiêu thụ nội địa, hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng trong thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và không thực hiện tái xuất, tái nhập.

Theo khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định về nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
...
2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
...

Như vậy, ngoài những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 18 nêu trên thì người khai hải quan có những nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định về tạm quản hàng hóa có trách nhiệm gắn, đánh dấu các đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng đối với hàng hóa tạm quản để đảm bảo hàng hóa tái xuất, tái nhập chính là hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.

Đồng thời người khai hải quan còn có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp và phí, lệ phí (nếu có) cho cơ quan hải quan

Thủ tục hải quan
Tạm quản hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan của doanh nghiệp có bao gồm báo cáo tài chính của doanh nghiệp không?
Pháp luật
Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên khi chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán trong thủ tục hải quan là điều kiện gì?
Pháp luật
Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng có được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan không?
Pháp luật
Hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế thì phần vượt này có được coi là hàng hóa nhập cảnh bất hợp pháp không?
Pháp luật
Có thể chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan vào thời gian nào?
Pháp luật
Những đối tượng nào bắt buộc phải làm thủ tục hải quan? Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Địa điểm làm thủ tục hải quan mã loại hình A12 ở đâu? Việc đăng ký tờ khai hải quan được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất khi nhập khẩu hàng hóa thì có bắt buộc thực hiện thủ tục hải quan hay không?
Pháp luật
Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục hải quan
1,172 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục hải quan Tạm quản hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào