Thủ tục đối thoại có phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo quy định không?
Thủ tục đối thoại có phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo quy định không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 134 Luật Tố tụng hành chính 2015 về nguyên tắc đối thoại như sau:
Nguyên tắc đối thoại
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật này.
...
Và theo quy định tại Điều 135 Luật Tố tụng hành chính 2015 về những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được như sau:
Những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được
1. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.
3. Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.
Theo đó, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành thủ tục đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án nhưng trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn.
Do đó, thủ tục đối thoại không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
Thủ tục đối thoại có phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo quy định không? (Hình từ internet)
Thủ tục đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính phải được thực hiện theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Luật Tố tụng hành chính 2015 về nguyên tắc đối thoại như sau:
Nguyên tắc đối thoại
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật này.
2. Việc đối thoại phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;
b) Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;
c) Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Theo đó, thủ tục đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;
- Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;
- Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Tòa án xử lý kết quả đối thoại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 140 Luật Tố tụng hành chính 2015 về thì Tòa án sẽ xử lý kết quả đối thoại như sau:
- Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
- Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện.
Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
- Trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện.
Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
- Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
- Trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?