Thủ tục đăng ký khi xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động phải thực hiện như thế nào? Đối tượng nào phải thực hiện đăng ký?
- Trường hợp nào công dân Việt Nam xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động phải thực hiện thủ tục đăng ký?
- Đăng ký xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động thực hiện theo thủ tục, trình tự thế nào?
- Quy trình thu thập vân tay của người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động thực hiện thế nào?
Trường hợp nào công dân Việt Nam xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động phải thực hiện thủ tục đăng ký?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 77/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký khi xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động được áp dụng với các đối tượng sau:
Xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động
1. Đối tượng có nhu cầu xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động phải thực hiện thủ tục đăng ký:
a) Công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu có gắn chip điện tử đến các nước không miễn thị thực nhập cảnh;
b) Công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu không gắn chip điện tử;
c) Công dân Việt Nam sử dụng giấy thông hành theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới trên đất liền;
d) Người nước ngoài có thẻ thường trú, thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Theo đó đối với công dân Việt Nam có nhu cầu xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động phải thực hiện thủ tục đăng ký trong trường hợp:
- Sử dụng hộ chiếu có gắn chip điện tử đến các nước không miễn thị thực nhập cảnh;
- Sử dụng hộ chiếu không gắn chip điện tử;
- Sử dụng giấy thông hành theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới trên đất liền.
Xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động (Hình từ Internet)
Đăng ký xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động thực hiện theo thủ tục, trình tự thế nào?
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 77/2020/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục đăng ký xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động như sau:
Các đối tượng phải đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động, thực hiện đăng ký trực tiếp tại cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh nơi có cổng kiểm soát tự động hoặc qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao như sau:
Bước 1: Khai đầy đủ thông tin vào tờ khai đề nghị theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định này;
Bước 2: Xuất trình hộ chiếu, giấy tờ xuất nhập cảnh;
Bước 3: Đối với công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu đến các nước không miễn thị thực nhập cảnh thì phải xuất trình thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh;
Bước 4: Đối với người nước ngoài xuất trình thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú;
Bước 5: Cung cấp ảnh chân dung;
Bước 6: Cung cấp vân tay theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
Việc đăng ký chỉ thực hiện một lần; khi có sự thay đổi, bổ sung thông tin trong hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh Việt Nam hoặc thị thực, giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh thì phải khai bổ sung thông tin theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định này.
Quy trình thu thập vân tay của người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động thực hiện thế nào?
Về quy trình thu thập vân tay đối với người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 110/2020/TT-BCA như sau:
Quy trình thu thập vân tay
1. Vân tay được thu thập bằng máy quét chuyên dùng thì thực hiện như sau:
a) Thu thập vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái; vân tay lăn 10 ngón.
b) Trường hợp nếu không thu thập được đủ 10 vân tay thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu thập được.
2. Trường hợp vân tay thu thập được theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này không bảo đảm tiêu chuẩn để phục vụ việc nhận dạng tự động thì thực hiện thu thập vân tay bằng cách lăn mực, sau đó được quét lại để lưu trữ hoặc khai thác từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân (nếu có) và ghi chú cụ thể trong hồ sơ thu thập vân tay.
3. Quy trình thu thập vân tay quy định tại khoản 1, 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp không thể thu thập được vân tay nào để phục vụ nhận dạng tự động.
4. Cán bộ thu thập vân tay phải ghi chú và ký xác nhận, chịu trách nhiệm về dữ liệu của các vân tay thu thập được hoặc lý do không thể thu thập được.
Bên cạnh đó việc thu thập vân tay bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 3 Thông tư 110/2020/TT-BCA:
Nguyên tắc thu thập vân tay
1. Việc thu thập vân tay được thực hiện trực tiếp, một lần bằng thiết bị, phần mềm, vật tư chuyên dụng hoặc từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân đáp ứng được yêu cầu thu thập, số hóa, lưu trữ, chia sẻ vân tay trên hệ thống điện tử để phục vụ việc kiểm tra, xác định danh tính của một cá nhân trong cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.
2. Bảo đảm chính xác, đồng nhất giữa thông tin nhân thân của người được thu thập vân tay với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Ảnh vân tay thu thập của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau để nhận dạng tự động:
a) Tuân thủ tiêu chuẩn ISO/IEC 19794-4 với điểm chất lượng tối thiểu là 50;
b) Số điểm trích chọn đặc trưng tối thiểu 60 điểm;
c) Tâm của vân tay sai lệch với tâm của ảnh tối đa 32 điểm ảnh;
d) Mật độ ảnh phải đạt tối thiểu 500 điểm/inch;
đ) Ảnh được nén theo chuẩn WSQ;
e) Ảnh phải đạt 256 mức xám.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?