Thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm theo quy định mới?
- Chuyển mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm có cần phải xin phép không?
- Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm theo quy định mới?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước?
Chuyển mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm có cần phải xin phép không?
Theo Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
...
3. Việc chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài phù hợp quy định của pháp luật đã chuyển sang sử dụng vào mục đích khác mà nay có nhu cầu chuyển lại thành đất ở và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
...
Như vậy, trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm không thuộc trường hợp phải xin phép.
Do đó, trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất cây lâu năm không phải làm thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm theo quy định mới (hình từ internet)
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm theo quy định mới?
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm quy định như sau:
Như đã phân tích ở trên chuyển mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất cây lâu năm không phải làm thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo điểm e khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về đăng ký biến động có đề cập như sau:
+ Việc đăng ký biến động thực hiện khi người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật đất đai 2024.
+ Theo khoản 20 Điều 37 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định thì trường hợp đăng ký biến động chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật Đất đai 2024 thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện công việc quy định tại các điểm b, d và đ khoản 3 Điều 37 Nghị định 101/2024/NĐ-CP
Như vậy, thủ tục đăng ký biến động và giải quyết thực hiện như sau:
- Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ quy định tại Điều 29 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Trường hợp xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 141 Luật Đất đai 2024 thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện.
- Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
+ Khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai mà thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì Văn phòng đăng ký đất đai không phải thực hiện việc đo đạc, xác định lại diện tích thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu.
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai mà Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất, người sử dụng đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP để thể hiện sơ đồ của thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Người sử dụng đất được công nhận theo kết quả trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính và phải trả chi phí đo đạc theo quy định; trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích trên Giấy chứng nhận đã cấp, ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở tăng thêm nằm ngoài hạn mức đất ở, tiền thuê đất đối với phần diện tích tăng thêm theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước đây;
+ Gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Mẫu số 12/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ để trao cho người được cấp.
Đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc quy định tại điểm này sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước?
Theo Điều 123 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước;
b) Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
c) Giao đất, cho thuê đất đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
...
Như vạy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoàn giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh có được sử dụng con dấu không? Trường hợp cần bổ sung nội dung giám sát thì trưởng đoàn phải báo cáo với ai?
- Hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm khi bán hàng hóa, dịch vụ có thể bị xử lý như thế nào?
- Tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có bằng tốt nghiệp THCS được không?
- Câu chúc 20 11 tri ân thầy cô cuối cấp? Ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở các trường học thuộc ngành nào?
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vắng mặt tại nơi cư trú thì phải thực hiện thủ tục gì? Thời gian vắng mặt là bao lâu?