Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định thì cơ sở trợ giúp xã hội bị xử phạt thế nào?
- Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định thì cơ sở trợ giúp xã hội bị xử phạt thế nào?
- Giám đốc Công an cấp tỉnh được quyền xử phạt cơ sở trợ giúp xã hội thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở trợ giúp xã hội thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định là bao lâu?
Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định thì cơ sở trợ giúp xã hội bị xử phạt thế nào?
Theo điểm b khoản 4, điểm a khoản 7 Điều 8 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất của cơ sở trợ giúp xã hội sai mục đích;
b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện về môi trường, y tế, vệ sinh, cơ sở vật chất, cán bộ, nhân viên;
d) Không tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...
Theo đó, cơ sở trợ giúp xã hội thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, cơ sở này còn bị buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm.
Cơ sở trợ giúp xã hội (Hình từ Internet)
Giám đốc Công an cấp tỉnh được quyền xử phạt cơ sở trợ giúp xã hội thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định không?
Căn cứ khoản 5 Điều 41 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Giám đốc Công an cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r và s khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
Theo quy định trên, cơ sở trợ giúp xã hội thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Giám đốc Công an cấp tỉnh được quyền xử phạt cơ sở này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở trợ giúp xã hội thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở trợ giúp xã hội thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?